Câu hỏi:
16/08/2024 128Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật dân sự?
A. Tham ô tài sản của Nhà nước.
B. Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán.
C. Học sinh đi học muộn không có lý do chinh đáng.
D. Nhân viên công ty thường xuyên đi làm muộn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Hành vi Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán là vi phạm pháp luật dân sự.
Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi trái pháp luật, xâm phạm quan hệ dân sự được pháp luật bảo vệ, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, làm phát sinh trách nhiệm dân sự.
- Tham ô tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
→ A sai
- Học sinh đi học muộn không có lý do chinh đáng là vi phạm nội quy,quy định của nhà trường
→ C sai
- Việc nhân viên đi làm muộn là hành vi vi phạm nguyên tắc làm việc của doanh nghiệp và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công việc của công ty.
→ D sai.
* 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.
a. Khái niệm thực hiện pháp luật.
- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật
- Sử dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những điều pháp luật cho phép.
- Thi hành pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
- Tuân thủ pháp luật: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
- Áp dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật với sự tham gia, can thiệp của nhà nước.
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Vi phạm pháp luật
- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
+ Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật.
+ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
+ Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
b. Trách nhiệm pháp lí
- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Mục đích:
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.
+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.
+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.
+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật
Mục lục Giải GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Công ty sản xuất gạch men X không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
Câu 3:
Một vụ chìm tàu du lịch trên sông đã khiến 3 hành khách thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng, xuất phát từ việc vận chuyển quá tải của chủ tàu. Hành vi làm chết người của chủ tàu là vi phạm pháp luật nào dưới đây?
Câu 4:
Công ty sản xuất nước giải khát L không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây?
Câu 5:
Anh A cố ý không vận chuyển hàng đến cho anh B đúng hẹn theo hợp đồng nên đã gây thiệt hại cho anh B. Hành vi của anh A là hành vi vi phạm nào dưới đây?
Câu 6:
Ông Đ đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm người này bị thương phải vào bệnh viện điều trị. Ông Đ bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường cho người bị thương. Ông Đ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ?
Câu 7:
M đi xe vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt tiền. Vậy M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ?
Câu 8:
Phát hiện một cơ sở kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm, anh A đã báo với cơ quan có chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. Anh A đã thực hiện pháp luật theo hình thức
Câu 9:
Thấy D không có ở nhà mà cửa thì không đóng nên C đã lẻn vào và lấy trộm chiếc quạt điện. Hành vi của C là biểu hiện của vi phạm
Câu 10:
Ông K cơi nới nhà nên đã để sắt, thép chiếm dụng lối đi của người tham gia giao thông. Hành vi của ông K là biểu hiện vi phạm
Câu 11:
Người xây dựng nhà ở đô thị mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền là biểu hiện của vi phạm
Câu 13:
Là viên chức nhà nước, ông V thường xuyên đi làm muộn mà không có lý do chính đáng. Ông V đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?
Câu 14:
Là công nhân, mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng M vẫn thường xuyên vi phạm các quy định về an toàn lao động. Hành vi của M là hành vi vi phạm
Câu 15:
Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý?