Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật có đáp án (phần 1)
Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật có đáp án (P3)
-
592 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
11/10/2024Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là
Đáp án đúng là: B
Giải thích: Người uống rượu say gây ra hành vi vi phạm pháp luật được xem là bị hạn chế năng lực trách nhiệm pháp lí.
*Tìm hiểu thêm: "Trách nhiệm pháp lí"
- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Mục đích:
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.
+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.
+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.
+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật
Câu 2:
03/11/2024Người xây dựng nhà ở đô thị mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền là biểu hiện của vi phạm
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Người xây dựng nhà ở đô thị mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền là biểu hiện của vi phạm hành chính.
*Tìm hiểu thêm: "Các loại vi phạm pháp luật"
- Vi phạm hình sự:
+ Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự
+ Người vi phạm hành sự phải chịu trách nhiệm hình phát và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự.
- Vi phạm hành chính
+ Là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước
+ Người vi phạm hành chính phải chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
- Vi phạm dân sự
+ Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ pháp luật dân sự khác.
Lý thuyết Thực hiện pháp luật | GDCD lớp 12 (ảnh 1)
+ Người vi phạm phịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
- Vi phạm kỉ luật
+ Là hành vi trái với quy định quy tắc quy chế xác định trật tự kỉ cương trong nội bộ cơ quan trường học xí nghiệp.
+ Người vi phạm phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên - học sinh - sinh viên của tổ chức mình.
Câu 3:
19/07/2024Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi phạm pháp luật vì
Đáp án: C
Lời giải: Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi phạm pháp luật vì nguời thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm pháp lí.
Câu 4:
18/07/2024Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong
Đáp án: A
Lời giải: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Câu 5:
22/07/2024Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý?
Đáp án: B
Lời giải: Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với mọi người vi phạm pháp luật không phải là mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý.
Câu 6:
19/07/2024H không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện nên đã bị Cảnh sát giao thông xử phạt. H đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?
Đáp án: C
Lời giải: H đã có hành vi vi phạm hành chính vì đây là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông.
Câu 7:
18/07/2024Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm
Đáp án: B
Lời giải: Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm kỉ luật, vì vi phạm quy định, quy chế chung.
Câu 8:
16/08/2024Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật dân sự?
Đáp án đúng là: B
- Hành vi Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán là vi phạm pháp luật dân sự.
Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi trái pháp luật, xâm phạm quan hệ dân sự được pháp luật bảo vệ, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, làm phát sinh trách nhiệm dân sự.
- Tham ô tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
→ A sai
- Học sinh đi học muộn không có lý do chinh đáng là vi phạm nội quy,quy định của nhà trường
→ C sai
- Việc nhân viên đi làm muộn là hành vi vi phạm nguyên tắc làm việc của doanh nghiệp và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công việc của công ty.
→ D sai.
* 1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.
a. Khái niệm thực hiện pháp luật.
- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật
- Sử dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những điều pháp luật cho phép.
- Thi hành pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
- Tuân thủ pháp luật: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
- Áp dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật với sự tham gia, can thiệp của nhà nước.
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
a. Vi phạm pháp luật
- Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật:
+ Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật.
+ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
+ Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
b. Trách nhiệm pháp lí
- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Mục đích:
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.
+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.
+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.
+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật
Mục lục Giải GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật
Câu 9:
19/07/2024Ông N thuê nhà của ông L nhưng không đóng tiền thuê nhà đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng. Ông N có hành vi
Đáp án: C
Lời giải: Ông N thuê nhà của ông L nhưng không đóng tiền thuê nhà đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng, như vậy ông N có hành vi vi phạm dân sự.
Câu 10:
20/07/2024Thấy D không có ở nhà mà cửa thì không đóng nên C đã lẻn vào và lấy trộm chiếc quạt điện. Hành vi của C là biểu hiện của vi phạm
Đáp án: C
Lời giải: Hành vi của C là biểu hiện của vi phạm hình sự vì đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trộm cắp tài sản và xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
Câu 11:
22/07/2024Công ty sản xuất gạch men X không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
Đáp án: C
Lời giải: Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức áp dựng pháp luật.
Câu 12:
20/07/2024M đi xe vượt đèn đỏ nên bị Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt tiền. Vậy M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ?
Đáp án: C
Lời giải: M phải chịu trách nhiệm hành chính vì vi phạm luật giao thông.
Câu 13:
20/07/2024Ông Đ đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm người này bị thương phải vào bệnh viện điều trị. Ông Đ bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường cho người bị thương. Ông Đ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây ?
Đáp án: C
Lời giải: Ông Đ phải chịu trách nhiệm hành chính và dân sự.
Câu 14:
15/10/2024Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức
Đáp án đúng là: C
Giải thích: T đã thực hiện hình thức sử dụng pháp luật.
*Tìm hiểu thêm: "Trách nhiệm pháp lí"
- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
- Mục đích:
+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.
+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.
+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.
+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật
Câu 15:
20/07/2024Là viên chức nhà nước, ông V thường xuyên đi làm muộn mà không có lý do chính đáng. Ông V đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?
Đáp án: C
Lời giải: Ông V đã có hành vi vi phạm kỷ luật vì có hành vi vi phạm quy định tại cơ quan làm việc.
Câu 16:
19/07/2024Cửa hàng ăn uống của bà M thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất lối đi dành cho người đi bộ. Công an phường đã lập biên bản xử phạt bà M. Vậy bà M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây về hành vi vi phạm của mình ?
Đáp án: C
Lời giải: Bà M phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi lấn chiếm vỉa hè của mình.
Câu 17:
18/07/2024Sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghệ thông tin, H đã xin mở Công ty máy tính và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận. Việc làm của H là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
Đáp án: C
Lời giải: Việc làm của H là biểu hiện của hình thức sử dụng pháp luật, làm những gì mà pháp luật cho phép.
Câu 18:
22/07/2024Là người kinh doanh tự do, bà K thường xuyên bày bán hàng trên hè phố. Việc làm của bà K là biểu hiện của vi phạm
Đáp án: C
Lời giải: Việc làm của bà K là biểu hiện của vi phạm hành chính.
Câu 19:
19/07/2024Ông K cơi nới nhà nên đã để sắt, thép chiếm dụng lối đi của người tham gia giao thông. Hành vi của ông K là biểu hiện vi phạm
Đáp án: C
Lời giải: Hành vi của ông K là biểu hiện vi phạm hành chính.
Câu 20:
18/07/2024Anh A cố ý không vận chuyển hàng đến cho anh B đúng hẹn theo hợp đồng nên đã gây thiệt hại cho anh B. Hành vi của anh A là hành vi vi phạm nào dưới đây?
Đáp án: C
Lời giải: Hành vi của anh A là hành vi vi phạm dân sự vì vi phạm đến quan hệ tài sản của công dân.
Câu 21:
18/07/2024Là công nhân, mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng M vẫn thường xuyên vi phạm các quy định về an toàn lao động. Hành vi của M là hành vi vi phạm
Đáp án: C
Lời giải: Hành vi của M là hành vi vi phạm kỷ luật.
Câu 22:
21/07/2024Cứ sáng thứ 7 hằng tuần, nhân dân khu dân cư M lại tập trung làm vệ sinh đường phố. Việc làm của nhân dân khu dân cư M là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây?
Đáp án: C
Lời giải: Việc làm của nhân dân khu dân cư M là biểu hiện của hình thức thi hành pháp luật vì nhân dân khu dân cư M đã làm việc quét dọn, vệ sinh đường phố bảo đảm giữ gìn môi trường là việc mà pháp luật yêu cầu.
Câu 23:
21/07/2024Công ty sản xuất nước giải khát L không áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên đã bị Cảnh sát môi trường lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào duới đây?
Đáp án: C
Lời giải: Hành vi xử phạt của Cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức áp dụng pháp luật.
Câu 24:
18/07/2024Phát hiện một cơ sở kinh doanh động vật hoang dã quý hiếm, anh A đã báo với cơ quan có chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. Anh A đã thực hiện pháp luật theo hình thức
Đáp án: C
Lời giải: Anh A đã thực hiện pháp luật theo hình thức sử dụng pháp luật.
Câu 25:
18/07/2024Một vụ chìm tàu du lịch trên sông đã khiến 3 hành khách thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng, xuất phát từ việc vận chuyển quá tải của chủ tàu. Hành vi làm chết người của chủ tàu là vi phạm pháp luật nào dưới đây?
Đáp án: C
Lời giải: Hành vi làm chết người của chủ tàu là vi phạm hình sự.
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật có đáp án (P2)
-
25 câu hỏi
-
30 phút
-
-
Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật có đáp án (P4)
-
20 câu hỏi
-
20 phút
-
-
Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật có đáp án (P1)
-
25 câu hỏi
-
25 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật (482 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật có đáp án (1145 lượt thi)
- 124 câu trắc nghiệm Các hình thức thức thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật (964 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật có đáp án (phần 1) (591 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 (có đáp án): Thực hiện pháp luật có đáp án (phần 2) (347 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- 50 câu trắc nghiệm Quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân (5287 lượt thi)
- 50 câu trắc nghiệm Quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động (2307 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 (có đáp án): Quyền bình đẳng của công dân (1918 lượt thi)
- 50 câu trắc nghiệm Quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh (1686 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 (có đáp án): Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có đáp án (1336 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (1180 lượt thi)
- trắc nghiệm quyền tự do cơ bản (1073 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật đời sống (phần 1) (972 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 (có đáp án): Pháp luật và đời sống (959 lượt thi)
- Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước (có đáp án) (795 lượt thi)