Câu hỏi:
05/09/2024 164Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây?
A. Làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
B. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp, giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.
C. Chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen.
D. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
- Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm là chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tẩn số alen.
C đúng.
- Giao phối không ngẫu nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
D sai.
- Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen.
A sai.
- Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các kiểu gene của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp.
B sai.
* Tìm hiểu "CÁC NHÂN TỐ TIẾN HOÁ"
- Các nhân tố làm thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể được gọi là các nhân tố tiến hoá.
- Khi tần số allele bị thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi tần số của các kiểu gene trong quần thể. Tuy nhiên, có nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi tần số kiểu gene nhưng không làm thay đổi tần số allele của quần thể.
- Các nhân tố tiến hoá bao gồm: đột biến, phiêu bạt di truyền, dòng gene, chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
1. Đột biến
- Đột biến gene làm xuất hiện các allele mới hoặc biến allele này thành allele khác, từ đó làm thay đổi tần số allele của quần thể.
- Tần số đột biến tự phát thường rất thấp nên không làm thay đổi đáng kể tần số allele của quần thể.
- Tuy nhiên, mỗi cá thể có rất nhiều gene và số lượng cá thể trong một quần thể khá lớn nên đột biến có vai trò làm phong phú vốn gene của quần thể, tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
2. Phiêu bạt di truyền
- Phiêu bạt di truyền là quá trình thay đổi tần số allele của quần thể, gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
- Yếu tố ngẫu nhiên có thể là các yếu tố môi trường, bão tố, lũ lụt, hoả hoạn,... làm chết các cá thể, bất kể chúng mang các gene có lợi hay có hại.
- Phiêu bạt di truyền thường làm biến mất một loại allele nào đó khỏi quần thể bất kể allele đó là có lợi, có hại hay trung tính dẫn đến làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele càng mạnh.
- Trong tự nhiên, phiêu bạt di truyền làm thay đổi tần số allele của quần thể khi một số ít cá thể phát tán đi nơi khác thành lập nên quần thể mới, hoặc quần thể bị các yếu tố thiên tai làm chết hàng loạt cá thể và chỉ còn một số ít sống sót tạo nên quần thể mới.
3. Dòng gene
- Dòng gene (di – nhập gene) là sự di chuyển các allele vào hoặc ra khỏi quần thể thông qua sự di chuyển của các cá thể hữu thụ hoặc các giao tử của chúng.
- Dòng gene làm thay đổi tần số allele của quần thể không theo một hướng xác định.
- Mức độ thay đổi tần số allele của quần thể bởi dòng gene phụ thuộc vào sự chênh lệch tần số allele giữa quần thể cho và quần thể nhận. Sự chênh lệch càng lớn thì sự thay đổi tần số allele càng mạnh.
- Ngoài ra, sự thay đổi tần số allele bởi dòng gene còn phụ thuộc vào hệ số nhập cư (m) là lớn hay nhỏ.
+ Hệ số nhập cư là tỉ số giữa số cá thể nhập vào quần thể nhận trên tổng số các cá thể của quần thể nhận sau khi nhập cư.
+ Hệ số nhập cư càng lớn thì tần số allele của quần thể nhận thay đổi càng mạnh.
- Dòng gene có thể làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể khi đưa thêm allele mới vào quần thể.
4. Chọn lọc tự nhiên
- Dưới góc độ của thuyết tiến hoá tổng hợp, chọn lọc tự nhiên là quá trình làm tăng dần tần số allele và tần số kiểu gene quy định đặc điểm thích nghi trong quần thể, đồng thời làm giảm dần tần số allele và tần số các kiểu gene quy định các đặc điểm không thích nghi.
- Các yếu tố của môi trường (tác nhân gây ra chọn lọc) tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gene của cá thể trong quần thể.
- Mức độ thay đổi tần số allele bởi chọn lọc tự nhiên phụ thuộc vào loại allele và áp lực chọn lọc.
- Chọn lọc tác động lên cá thể có kiểu hình trội sẽ làm thay đổi tần số allele trội nhanh hơn so với tác động lên cá thể có kiểu hình lặn.
- Khi điều kiện môi trường thay đổi càng mạnh (áp lực chọn lọc cao) thì chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số allele càng nhanh và ngược lại.
- Chọn lọc tự nhiên thường làm thay đổi tần số allele theo một hướng xác định nên làm giảm sự đa dạng di truyền (nghèo vốn gene) của quần thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
5. Giao phối không ngẫu nhiên
- Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm các kiểu giao phối cận huyết và giao phối có lựa chọn.
- Các kiểu giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số allele nhưng làm thay đổi tần số các kiểu gene của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp.
- Trong giao phối cận huyết, các cá thể có quan hệ họ hàng càng gần gũi giao phối với nhau thì tần số kiểu gene đồng hợp ở đời sau càng tăng nhanh.
- Vì vậy, giao phối không ngẫu nhiên luôn làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Giải SGK Sinh học 12 Bài 21: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Các vụ cháy rừng, bão lũ, dịch bệnh là các ví dụ về loại nhân tố tiến hoá nào?
Câu 2:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
Câu 3:
Khi nói về nhân tố tiến hóa, có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm chung cho nhân tố chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên?
I. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
II. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
III. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
IV. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.
Câu 4:
Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có các phát biểu sau về chọn lọc tự nhiên (CLTN)
I. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa.
II. Chọn lọc tự nhiên không loại bỏ hoàn toàn các gen lặn có hại trong quần thể.
III. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các kiểu gen thích nghi trong quần thể.
IV. Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng cá thể mà chỉ tác động lên toàn bộ quần thể.
Số phát biểu đúng là
Câu 7:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là?
Câu 8:
Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di – nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
IV. Sự thay đổi đột ngột của điều kiện thời tiết làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể có thể dẫn tới loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
Câu 10:
Khi nói về nhân tố tiến hóa, xét các đặc điểm sau:
(1) Đều có thể làm xuất hiện cac kiểu gen mới trong quần thể
(2) Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.
(3) Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Số đặc điểm mà cả nhân tố di – nhập gen và nhân tố đột biến đều có là
Câu 12:
Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), xét các kết luận sau đây:
I. CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi.
II. CLTN tác động đào thải alen trội sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn với đào thải alen lặn
III. Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lí luôn được CLTN tích lũy theo biến dị theo một hướng
IV. CLTN tác động lên quần thể vi khuẩn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với tác động lên quần thể động vật bậc cao.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
Câu 13:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
III. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên luôn dẫn tới tiêu diệt quần thể.
IV. Khi không có tác động của các nhân tố: đột biến, chọn lọc tự nhiên, di – nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi.
Câu 14:
Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng?