Trả lời:
a) Giải thích, kết luận thí nghiệm co nguyên sinh
- Giải thích: Khi cho dung dịch muối vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở thành môi trường ưu trương (nồng độ chất tan của môi trường cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào) → áp suất thẩm thấu của môi trường cao hơn áp suất thẩm thấu của tế bào → nước thấm từ tế bào ra ngoài → tế bào mất nước → nguyên sinh chất của tế bào co lại khiến màng sinh chất tách khỏi thành tế bào gây hiện tượng co nguyên sinh. Đồng thời, tế bào khí khổng mất nước cũng đóng lại.
- Kết luận: Trong môi trường ưu trương, nước đi từ tế bào ra môi trường gây nên hiện tượng co nguyên sinh và đóng khí khổng ở tế bào thực vật.
b) Giải thích, kết luận thí nghiệm phản co nguyên sinh
- Giải thích: Khi cho nước cất vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở thành môi trường nhược trương (nồng độ chất tan của môi trường thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào) → áp suất thẩm thấu của môi trường thấp hơn áp suất thẩm thấu của tế bào → nước thấm từ ngoài vào tế bào → tế bào nhận được nước → nguyên sinh chất của tế bào phồng lên khiến màng sinh chất áp sát thành tế bào. Đồng thời, tế bào khí khổng no nước cũng mở dần ra.
- Kết luận: Trong môi trường nhược trương, nước đi từ môi trường vào tế bào làm tế bào căng phồng lên, khí khổng mở ra.
a) Giải thích, kết luận thí nghiệm co nguyên sinh
- Giải thích: Khi cho dung dịch muối vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở thành môi trường ưu trương (nồng độ chất tan của môi trường cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào) → áp suất thẩm thấu của môi trường cao hơn áp suất thẩm thấu của tế bào → nước thấm từ tế bào ra ngoài → tế bào mất nước → nguyên sinh chất của tế bào co lại khiến màng sinh chất tách khỏi thành tế bào gây hiện tượng co nguyên sinh. Đồng thời, tế bào khí khổng mất nước cũng đóng lại.
- Kết luận: Trong môi trường ưu trương, nước đi từ tế bào ra môi trường gây nên hiện tượng co nguyên sinh và đóng khí khổng ở tế bào thực vật.
b) Giải thích, kết luận thí nghiệm phản co nguyên sinh
- Giải thích: Khi cho nước cất vào tiêu bản, môi trường bên ngoài trở thành môi trường nhược trương (nồng độ chất tan của môi trường thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào) → áp suất thẩm thấu của môi trường thấp hơn áp suất thẩm thấu của tế bào → nước thấm từ ngoài vào tế bào → tế bào nhận được nước → nguyên sinh chất của tế bào phồng lên khiến màng sinh chất áp sát thành tế bào. Đồng thời, tế bào khí khổng no nước cũng mở dần ra.
- Kết luận: Trong môi trường nhược trương, nước đi từ môi trường vào tế bào làm tế bào căng phồng lên, khí khổng mở ra.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
a) Khi tế bào co nguyên sinh thì khí khổng đóng hay mở? Giải thích.
b) Nếu chất nguyên sinh trong các tế bào ở tiêu bản thí nghiệm co quá chậm hoặc quá nhanh thì cần phải làm gì để điều chỉnh? Giải thích lí do.
a) Khi tế bào co nguyên sinh thì khí khổng đóng hay mở? Giải thích.
b) Nếu chất nguyên sinh trong các tế bào ở tiêu bản thí nghiệm co quá chậm hoặc quá nhanh thì cần phải làm gì để điều chỉnh? Giải thích lí do.