Câu hỏi:

18/08/2024 1,930

Nhận định nào sau đây không phải là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?


A. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.



B. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu.


C. Hoàn thiện quy hoạch vùng chuyên canh cây công nghiệp.

D. Hạn chế người nhập cư để giảm sức ép về vấn đề việc làm.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: D

Hạn chế người nhập cư để giảm sức ép về vấn đề việc làm, không phải là giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

* Giải pháp phát triển cây công nghiệp lâu năm tại Tây Nguyên:

- Ngăn chặn việc phá rừng, khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng mới.

- Tăng cường công tác thủy lợi (công trình thủy lợi kết hợp thủy điện).

- Nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải (Bắc - Nam, Đông - Tây).

- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

- Bổ sung nguồn lao động có chuyên môn, kĩ thuật.

- Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp và thu hút vốn đầu tư.

- Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm công nghiệp và xuất khẩu.

* Phát triển công nghiệp lâu năm

a) Điều kiện phát triển

- Đất badan (khoảng 1,4 triệu ha) có tầng phong phú hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.

- Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng). Khí hậu phân hóa theo độ cao nên phát triển cây có nguồn gốc cận và ôn đới (chè).

b) Tình hình phát triển

- Cà phê: cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích hơn 568,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất.

- Chè: được trồng chủ yếu trên các cao nguyên ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai. Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.

- Cao su: Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Cao su được trồng chủ yếu ở tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắk Lắk.

- Dâu tằm: là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước ta (cao nguyên Di Linh).

- Các cây công nghiệp khác: bông, hồ tiêu, điều khá phát triển.

=> Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm đã thu hút nguồn lao động từ các vùng khác.

Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên

Giải SGK Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Biểu hiện nào dưới đây chứng minh Tây Nguyên là vùng trọng điểm cà phê số một của nước ta?

Xem đáp án » 23/07/2024 26,381

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của Tây Nguyên?

Xem đáp án » 23/07/2024 24,396

Câu 3:

Khó khăn lớn nhất trong phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là

Xem đáp án » 23/07/2024 21,757

Câu 4:

Tây Nguyên có thể trồng được cây chè nhờ điều kiện nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 16,904

Câu 5:

Nhân tố được coi là có ảnh hưởng lớn nhất đến phân bố cây cà phê ở Tây Nguyên là

Xem đáp án » 22/07/2024 14,593

Câu 6:

Vị trí địa lí là nhân tố gây nên khó khăn nào dưới đây của Tây Nguyên?

Xem đáp án » 22/07/2024 12,410

Câu 7:

Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản xuất của cây công nghiệp ở Tây Nguyên?

Xem đáp án » 22/07/2024 11,497

Câu 8:

Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý nghĩa xã hội chủ yếu nào sau đây?

Xem đáp án » 20/07/2024 7,332

Câu 9:

Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện thuận lợi nào sau đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 929

Câu 10:

Tây Nguyên là vùng đứng đầu cả nước về

Xem đáp án » 21/07/2024 636

Câu 11:

Vấn đề đặt ra trong hoạt động chế biến lâm sản ở Tây Nguyên là

Xem đáp án » 20/07/2024 529