Câu hỏi:

16/03/2023 334

Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói của V.Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

1. Mở bài: Giới thiệu nhận định cần phân tích, bàn luận “Học, học nữa, học mãi”

2. Thân bài:

a) Giải thích:

- Biện pháp nghệ thuật: điệp từ “học” - xuất hiện ba lần nhằm nhấn mạnh hoạt động học tập

- “học nữa, học mãi” - khẳng định thời gian học tập là không có giới hạn và điểm dừng

→ Nhận định nhắn nhủ hãy học tập tiếp, hãy học thêm nhiều thứ nữa, đừng ngừng việc học tập lại vì bất kì lý do gì

b) Bàn luận:

- Việc học là gì:

+ Tiếp thu các kiến thức căn bản, phổ quát trên ghế nhà trường

+ Tiếp thu các kiến thức về cuộc sống, về thế giới xung quanh nhờ đọc sách, đi du lịch, học hỏi từ những người khác

+ Tiếp thu các kĩ năng sống như nấu ăn, may vá, chống quấy rối, chữa cháy, cách giao tiếp…

→ Việc học không chỉ giới hạn ở ghế nhà trường hay tuổi tác cụ thể

- Biểu hiện của học nữa, học mãi:

+ Ngoài giờ học ở trường, chủ động tìm kiếm các kiến thức khác về đời sống, khoa học, tự nhiên… ở thực tiễn, trên internet, từ những người hiểu biết khác

+ Học thêm các kĩ năng sống (chữa cháy, nấu ăn, nhảy, giao tiếp…)

+ Tiếp tục đi học ở trường do trước đây vì lí do nào đó mà phải nghỉ giữa chừng bất chấp tuổi tác

- Ý nghĩa của việc học nữa, học mãi:

+ Giúp trí tuệ, thể chất được rèn luyện và phát triển

+ Giúp tăng cường vốn tri thức, hoàn thiện bản thân

+ Giúp chúng ta song hành được với sự phát triển của thời đaị

+ Giúp gắn kết với một nhóm người hay một tập thể nào đó

c) Mở rộng vấn đề:

+ Phê phán những người lười biếng, không chịu học tập, rèn luyện

+ Không đồng ý với ý kiến cho rằng việc học chỉ dành cho người trẻ, chỉ giới hạn trên ghế nhà trường

+ Phê phán những người học đối phó, học cho có mà không tích lũy được kiến thức cho bản thân

d) Liên hệ bản thân

- Ngoài học ở sách vở, học ở lớp, em còn học những điều gì? Ở đâu?

·        Em cảm thấy như thế nào về sự thay đổi của ban thân từng năm sau khi học tập miệt mài?

3. Kết bài: Đánh giá, suy nghĩ của em về nhận định “Học, học nữa, học mãi”

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

ÁNH TRĂNG

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

 

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

 

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

 

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

 

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

(Ánh trăng, Nguyễn Duy, NXB Tác phẩm mới, 1984)

Bài thơ Ánh trăng được sáng tác theo thể thơ nào?

Xem đáp án » 16/03/2023 5,030

Câu 2:

Câu chuyện trong bài thơ Ánh trăng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống?

Xem đáp án » 16/03/2023 3,664

Câu 3:

Em hãy tìm một câu tục ngữ diễn tả chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm.

Xem đáp án » 16/03/2023 2,731

Câu 4:

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “như là đồng là bể - như là sông là rừng”?

Xem đáp án » 16/03/2023 2,349

Câu 5:

Khi gặp lại vầng trăng trong một tình huống đột ngột, nhà thơ đã có cảm xúc như thế nào?

Xem đáp án » 16/03/2023 2,053

Câu 6:

Vì sao đến cuối bài thơ, tác giả lại “giật mình”?

Xem đáp án » 16/03/2023 1,518

Câu 7:

Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?

Xem đáp án » 16/03/2023 1,343

Câu 8:

Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?

Xem đáp án » 16/03/2023 961

Câu 9:

Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?

Xem đáp án » 16/03/2023 815

Câu 10:

Trong bài thơ trên, tác giả nhắc tới những thời điểm nào?

Xem đáp án » 16/03/2023 799