Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
-
15791 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ khoa học, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi "Làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?". Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như Tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lý cả một quốc gia trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lý thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách sử dụng thời gian của chúng ta. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.
(Adam Khoo, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Nxb Phụ nữ, 2014)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu 2:
23/07/2024Nêu nội dung chính của đoạn trích
Câu 3:
23/07/2024Theo tác giả văn bản, điểm khác biệt cơ bản của những học sinh giỏi với học sinh kém trong việc sử dụng thời gian là gì?
- Việc sử dụng thời gian của những học sinh giỏi:
Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ khoa học, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội.
- Việc sử dụng thời gian của những học sinh kém: Thường đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài; không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi.
=> những học sinh giỏi biết quản lí thời gian hiệu quả, biết phân bổ thời gian một cách hợp lí và ưu tiên những mục tiêu quan trọng. Còn học sinh kém thì thường lãng phí thời gian và chưa biết sắp xếp thời gian hợp lí.Câu 4:
23/07/2024Vì sao tác giả lại cho rằng: "Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được"?
Tác giả nhận định "Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được" vì:
- Thời gian sẽ liên tục vận động, trôi qua mà không bao giờ dừng lại, quay trở lại. Nó được chia ra một ngày có 24 tiếng, một năm có 365 ngày 6 giờ.
- Vì thời gian là tài sản vô giá mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người. Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày; không ai có thể mua, bán, trao, tặng hay thay đổi được thời gian.Câu 5:
23/07/2024Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn:
"Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được."
- Đối lập: Học sinh giỏi - học sinh kém; về địa vị (tổng thống - người gác cổng)
- Biện pháp so sánh: Thời gian là thứ tài sản ai cũng được chia đều
- Liệt kê: Học sinh giỏi, học sinh kém, tổng thống, người gác cổng
=> Tác dụng:
+ Gây ấn tượng, làm tăng sức thuyết phục cho lập luận
+ Nhấn mạnh, làm nổi bật giá trị của thời gian với mỗi người, nó
là tài sản vô giá
+ Thể hiện lời khuyên của tác giả: Mỗi người cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian hiệu quảCâu 6:
23/07/2024HS đưa ra quan điểm đồng tình/ không đồng tình
Ví dụ: Em đồng tình. Vì:
- Thời gian sẽ liên tục vận động, trôi đi và không bao giờ dừng lại, nó là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều cho mỗi người.
- Vì nếu bản thân biết làm chủ thời gian thì sẽ biết phân bố thời gian trong ngày cho cuộc sống của bản thân hợp lí; biết sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc tốt nhất;Câu 7:
23/07/2024Viết đoạn văn ngắn với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.
Định hướng:
*Giới thiệu, nêu vấn đề: lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.
*Giải thích vấn đề
- Thời gian: là một khái niệm để diễn tả thuộc tính của sự vận động được gắn với vật chất, vật thể và tồn tại vô hình, mang 1 chiều duy nhất từ quá khứ đến hiện tại đến tương lai, không bao giờ ngừng trôi, không bao giờ quay trở lại.
- Lãng phí thời gian: là cách sử dụng thời gian của mình không hợp lí, không hiệu quả hoặc để thời gian trôi qua một cách vô ích.
=> Câu trên nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian dẫn đến làm việc không hiệu quả, không làm chủ được cuộc sống, cuộc đời trôi đi vô ích, lãng phí. Câu nói khuyên không nên lãng phí thời gian.
* Bàn luận, chứng minh:
- Tại sao lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời? Vì thời gian của tự nhiên là vô tận nhưng thời gian cho một cuộc đời là có giới hạn. Vì lãng phí thời gian như tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…
- Ngược lại, nếu dùng thời gian hợp lí, không lãng phí thì sẽ giúp con người tạo ra các giá trị hữu ích cho bản thân
- Giúp cho bản thân luôn làm chủ được cuộc sống, công việc
- Sẽ ngày càng sống tốt, sống đẹp hơn, thành công và hạnh phúc hơn
- Góp phần xây dựng xã hội tiến bộ
*Bài học:
- Mỗi người cần biết quý trọng thời gian, nhận thức được giá trị của thời gian với cuộc sống.
- Xây dựng thời gian biểu trong ngày – tuần – tháng – phù hợp,..
*Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thânCâu 8:
22/07/2024Viết bài văn biểu cảm về người thân em yêu quý.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài.
c. Triển khai vấn đề:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách miễn là mạch cảm xúc được thể hiện tự nhiên, hợp lí; vận dụng linh hoạt các hình thức biểu cảm trực tiếp kết hợp gián tiếp. Sau đây là một số gợi ý:
- Giới thiệu đối tượng,
- Biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng:
+ Ngoại hình.
+ Tính cách.
+ Một số kỉ niệm mà em nhớ
+ Vai trò của người thân.
- Khẳng định tình cảm của bản thân với đối tượng
Bài thi liên quan
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
-
6 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 3)
-
8 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 4)
-
7 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
-
11 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 6)
-
11 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
-
11 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 8)
-
6 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 9)
-
5 câu hỏi
-
45 phút
-
-
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
-
9 câu hỏi
-
45 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (15790 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Đề kiểm tra Giữa Học kì 1 Văn 7 có đáp án (1849 lượt thi)
- Đề kiểm tra Học kì 1 Văn 7 có đáp án (1734 lượt thi)