Trang chủ Lớp 7 Văn Đề kiểm tra Giữa Học kì 1 Văn 7 có đáp án

Đề kiểm tra Giữa Học kì 1 Văn 7 có đáp án

Đề kiểm tra Giữa Học kì 1 Văn 7 - Đề 01 có đáp án

  • 2548 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

RÙA VÀ THỎ

Ở một khu rừng nọ, có một chú thỏ lúc nào cũng chỉ thích khoác lác về tài chạy nhanh như gió của mình. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang:

- Tớ chạy rất nhanh. Tớ là nhanh nhất đấy!

Mệt mỏi khi ngày nào cũng phải nghe những lời khoe khoang của thỏ và chế nhạo mình chậm chạp, Rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình. Tất cả các loài động vật trong rừng đều rất ngạc nhiên khi nghe tin này, và chúng tập trung rất đông để xem rùa và thỏ chạy thi.

Hai bạn thỏ và rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua. Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to “1… 2… 3… bắt đầu!”. Thỏ chạy vụt đi rất nhanh, loáng một cái quay lại đã không thấy bóng dáng rùa đâu. Thỏ cười khẩy và quyết định dừng lại để nghỉ ngơi. Nó quay lại nhìn con rùa và mỉa mai:

- Đúng là chậm như rùa, làm sao mà thắng nổi thỏ ta chứ !

Nói đoạn thỏ vươn mình rồi nằm dài ra đường để ngủ.

- Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã - Thỏ ta thầm nghĩ.

Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng. Cho đến lúc rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc.

Động vật trong rừng hò hét cổ vũ rất lớn cho rùa, thỏ giật mình tỉnh giấc. Nó lại còn vươn người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu chạy trở lại, nhưng đã quá muộn. Rùa đã cán đích trước và chiến thắng cuộc đua bằng tinh thần chăm chỉ và nghiêm túc của mình. Thỏ vô cùng xấu hổ và lủi tít vào trong rừng sâu, chẳng còn mặt mũi nào để gặp mọi người.

 

Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính trong văn bản.

Xem đáp án

- Thể loại: ngụ ngôn.

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

Câu 3:

18/07/2024

Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

Xem đáp án

- Ý nghĩa của truyện:

+ Ca ngợi những con người có ý chí, kiên trì, bền bỉ, cần cù và chịu khó.

+ Lên án những người lười biếng, khoe khoang, tự cao, kiêu ngạo, xem bản thân là giỏi nhất và xem thường người khác.

Câu 4:

22/07/2024

Trình bày suy nghĩ của em về bài học rút ra sau khi đọc câu chuyện trên.

Xem đáp án

- HS viết đúng thể thức một đoạn văn đảm bảo dung lượng từ 5 – 7 câu.

- Trình bày sạch sẽ, không sai chính tả, lời văn trong sáng.

- HS viết bài theo suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, bài học rút ra như sau:

+ Chậm mà ổn định sẽ chiến thắng nhanh mà ẩu đoảng.

+ Chỉ cần chúng ta kiên trì, chắc chắn sẽ thành công”.

Câu 5:

23/07/2024

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử .

Xem đáp án

*Hình thức: xác định đúng yêu cầu đề và cấu trúc của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục 3 phần.

Mở bài:

- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.

- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.

Thân bài:

- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện.

+ Câu chuyện, huyền thoại liên quan đến nhân vật, sự kiện.

+ Dấu tích liên quan.

- Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử.

+ Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,…); kết hợp kể chuyện với miêu tả.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử.

Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

* Biểu điểm chung:

- Điểm 5: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, mạch lạc, liên kết, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ.

- Điểm 3, 4: Xác định được ngôi viết phù hợp, đảm bảo đúng yêu cầu của bài văn tự sự, đảm bảo bố cục đủ 3 phần; Có mạch lạc, liên kết, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 2: Bố cục không rõ ràng, đảm bảo đúng yêu cầu bài văn phân tích, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 1: Các trường hợp còn lại.

Bắt đầu thi ngay