Câu hỏi:
05/12/2024 208Đông Nam Bộ là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nhất do có
A. Thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
B. Lao động có trình độ, thị trường rộng.
C. Vị trí địa lí thuận lợi.
D. Hệ thống giao thông hoàn thiện.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Đông Nam Bộ là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp nhất do có thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Ngoài ra Đông Nam Bộ
+ Có kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước.
+ Có nguồn lao động đông đảo với chất lượng cao.
+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
+ Các ngành kinh tế phát tiển ở trình độ cao hơn so với các vùng khác.
+ Có các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Các nguyên nhân khác: cơ chế quản lí có nhiều đổi mới, năng động, sự có mặt của một số loại tài nguyên…
→ A đúng.B,C,D sai
* Mở rộng:
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
a) Công nghiệp
- Trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
+ Thuỷ điện: Trị An (400MW), Thác Mơ (150MW), Cần Đơn.
+ Nhiệt điện: Trung tâm điện lực Phú Mĩ (các nhà máy Phú Mĩ 1, Phú Mĩ 2, Phú Mĩ 3 và Phú Mĩ 4), Bà Rịa, Thủ Đức,...
+ Đường dây cao áp 500kV Hoà Bình - Phú Lâm. Các trạm biến áp 500kV và một số mạch 500kV được xây dựng.
- Mở rộng quan hệ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Chú ý, quan tâm đến vấn đề môi trường
b) Dịch vụ
- Ngành du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
- Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng: thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch,...
- Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.
c) Nông nghiệp
- Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng: Dầu Tiếng, dự án thuỷ lợi Phước Hoà,...
- Thay đổi cơ cấu cây trồng, vùng đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.
- Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, vườn quốc gia,…
d) Phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Khai thác và đánh bắt thủy, hải sản biển.
- Khoáng sản biển: dầu khí, cát, titan,…
- Du lịch biển: bãi tắm, du lịch đảo.
- Giao thông vận tải biển.
- Chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sau của Đông Nam Bộ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ?
Câu 3:
Trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu do
Câu 4:
Giải pháp quan trọng giúp Đông Nam Bộ đảm bảo đủ nguồn năng lượng điện là
Câu 5:
Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là
Câu 6:
Phương hướng và nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ hiện nay không phải là
Câu 7:
Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ
Câu 8:
Biện pháp quan trọng hàng đầu của khai thác theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là giải quyết vấn đề
Câu 9:
Cây công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày của vùng Đông Nam Bộ là
Câu 10:
Biện pháp quan trọng hàng đầu trong phát triển nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là
Câu 11:
Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông, lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ là
Câu 12:
Vườn quốc gia đồng thời là khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng ở vùng Đông Nam Bộ là
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây là xu thế quan trọng đối với việc phát triển công nghiệp theo chiều sâu của Đông Nam Bộ?