Câu hỏi:
13/07/2024 76
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.4 đến 16.9 hãy: Trình bày những nét chính về hoạt động kinh tế và đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.4 đến 16.9 hãy: Trình bày những nét chính về hoạt động kinh tế và đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Trả lời:
a/ Hoạt động kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, nhưng có sự khác nhau về hình thức giữa đồng bằng và miền núi.
+ Người Kinh tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và duyên hải, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã được hình thành và phát triển từ rất sớm. Bên cạnh đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản,... cũng là những hoạt động kinh tế phổ biến
+ Các dân tộc thiểu số phần lớn phân bổ ở miền núi, trung du, cao nguyên. Trước đây các dân tộc thiểu số chủ yếu làm nương rẫy theo hình thức du canh, hiện nay, họ đã chuyển sang hình thức canh tác định canh, trong nhiều loại cây, như lúa, ngô, khoai xen canh với rau, lạc, vừng, đậu,... và các loại cây ăn quả.
- Thủ công nghiệp:
+ Người Kinh phát triển các nghề thủ công như nghề gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy,... từ sớm. Một số nghề đã đạt đến trình độ cao, nhiều làng nghề thủ công có truyền thống lâu đời và nổi tiếng trong cả nước.
+ Các dân tộc thiểu số cũng có truyền thống làm các nghề thủ công từ sớm, với các nghề như: dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tác đồ trang sức, làm mộc, nhuộm, đan lát,...
- Thương nghiệp
+ Trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chợ vừa là nơi trao đổi, buôn bán các mặt hàng, vừa là nơi giao lưu văn hoá và thể hiện tinh cộng đồng.
+ Người Kinh thường tổ chức các hình thức chợ làng, chợ huyện và cả chợ trong các khu phố, chợ đầu mối,...
+ Cư dân các dân tộc ở khu vực Nam Bộ còn có hình thức họp chợ trên sông, hình thành các khu chợ nổi.
+ Các dân tộc vùng cao thường họp chợ phiên.
b/ Đời sống vật chất
- Ăn
+ Cơm tẻ, nước chè là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hằng ngày của người Kinh ở miền Bắc. Trong bữa ăn hằng ngày thường có các món canh, rau, các loại mắm, muối, gia vị như ớt, tỏi, gừng,... Người Kinh ở miền Trung thưởng cay và mặn hơn các khu vực khác, trong khi ở miền Nam thường có nhiều món hơi ngọt và ít cay..
+ Bữa ăn hàng ngày của các dân tộc ít người ở Tây Bắc thường có xôi, ngô. Một số dân tộc ở Tây Nguyên chủ yếu ăn cơm tẻ, muối ớt. Các dân tộc ở Tây Bắc và Tây Nguyên cũng thường uống rượu cần.
- Mặc
+ Trước đây, đàn ông người Kinh thường mặc quần áo nâu, đi chân trần. Phụ nữ người Kinh ngày thường mặc váy đen, yểm, áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ đen (Bắc Bộ), hoặc mặc áo bà ba, chít khăn rằn (Nam Bộ). Áo dài được sử dụng phổ biến từ đầu thế kỉ XX và trở thành trang phục truyền thống trong các dịp lễ tết
+ Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số được đặc trưng bởi hoa văn, chất liệu hoặc màu sắc riêng. Các dân tộc ở Tây Bắc thường chú trọng các hoạ tiết đa sắc, sặc sỡ. Màu sắc và hoa văn trên trang phục của các dân tộc ít người ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thường đơn giản.
- Ở:
+ Nhà ở truyền thống của người Kinh ở các vùng đồng bằng, duyên hải thường là nhà trệt. Ngôi nhà chính thường có kết cấu ba gian hoặc năm gian, trong đó gian giữa là gian trang trọng nhất, đặt bàn thờ tổ tiên. Ở nhiều tỉnh Nam Bộ, nhà bếp thường được làm sát kề hay nối kề với ngôi nhà chính. Trong đời sống hiện đại, nhà ở của người Kinh ở nông thôn hay thành thị đều được xây dựng kiên cố, chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây.
+ Các dân tộc thiểu số thường sống tập trung trong các xóm, làng, bản ở chân núi, bên sườn đồi hoặc nơi đất thoải gần sông, suối, với kiểu nhà phổ biến là nhà sàn để và có một ngôi nhà chung làm nơi sinh hoạt cộng đồng.
- Phương tiện đi lại:
+ Phương tiện đi lại truyền thống của người Kinh trên đường bộ chủ yếu là ngựa, xe ngựa, xe kéo tay, trên đường thuỷ có thuyền, bẻ, mảng, ghe, tàu,...
+ Ngựa thồ, xe ngựa là phương tiện vận chuyển, đi lại truyền thống, phổ biến của nhiều dân tộc thiểu số các tỉnh vùng núi phía bắc, họ cũng dùng mảng, bè để đi lại trên các sông, suối.
+ Trước đây, các dân tộc Tây Nguyên thường sử dụng voi, ngựa để đi lại; người Khơme ở Nam Bộ thường sử dụng xe bò, xe lôi bánh gỗ, hoặc bánh hơi để di chuyển
+ Trong xã hội hiện đại, xe đạp, xe máy và ô tô là phương tiện giao thông phổ biến. Tàu hoả, máy bay được sử dụng ở Việt Nam cũng trở thành phương tiện đi lại quen thuộc của người dân Việt Nam.
a/ Hoạt động kinh tế
- Nông nghiệp:
+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, nhưng có sự khác nhau về hình thức giữa đồng bằng và miền núi.
+ Người Kinh tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và duyên hải, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã được hình thành và phát triển từ rất sớm. Bên cạnh đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản,... cũng là những hoạt động kinh tế phổ biến
+ Các dân tộc thiểu số phần lớn phân bổ ở miền núi, trung du, cao nguyên. Trước đây các dân tộc thiểu số chủ yếu làm nương rẫy theo hình thức du canh, hiện nay, họ đã chuyển sang hình thức canh tác định canh, trong nhiều loại cây, như lúa, ngô, khoai xen canh với rau, lạc, vừng, đậu,... và các loại cây ăn quả.
- Thủ công nghiệp:
+ Người Kinh phát triển các nghề thủ công như nghề gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy,... từ sớm. Một số nghề đã đạt đến trình độ cao, nhiều làng nghề thủ công có truyền thống lâu đời và nổi tiếng trong cả nước.
+ Các dân tộc thiểu số cũng có truyền thống làm các nghề thủ công từ sớm, với các nghề như: dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tác đồ trang sức, làm mộc, nhuộm, đan lát,...
- Thương nghiệp
+ Trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chợ vừa là nơi trao đổi, buôn bán các mặt hàng, vừa là nơi giao lưu văn hoá và thể hiện tinh cộng đồng.
+ Người Kinh thường tổ chức các hình thức chợ làng, chợ huyện và cả chợ trong các khu phố, chợ đầu mối,...
+ Cư dân các dân tộc ở khu vực Nam Bộ còn có hình thức họp chợ trên sông, hình thành các khu chợ nổi.
+ Các dân tộc vùng cao thường họp chợ phiên.
b/ Đời sống vật chất
- Ăn
+ Cơm tẻ, nước chè là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hằng ngày của người Kinh ở miền Bắc. Trong bữa ăn hằng ngày thường có các món canh, rau, các loại mắm, muối, gia vị như ớt, tỏi, gừng,... Người Kinh ở miền Trung thưởng cay và mặn hơn các khu vực khác, trong khi ở miền Nam thường có nhiều món hơi ngọt và ít cay..
+ Bữa ăn hàng ngày của các dân tộc ít người ở Tây Bắc thường có xôi, ngô. Một số dân tộc ở Tây Nguyên chủ yếu ăn cơm tẻ, muối ớt. Các dân tộc ở Tây Bắc và Tây Nguyên cũng thường uống rượu cần.
- Mặc
+ Trước đây, đàn ông người Kinh thường mặc quần áo nâu, đi chân trần. Phụ nữ người Kinh ngày thường mặc váy đen, yểm, áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ đen (Bắc Bộ), hoặc mặc áo bà ba, chít khăn rằn (Nam Bộ). Áo dài được sử dụng phổ biến từ đầu thế kỉ XX và trở thành trang phục truyền thống trong các dịp lễ tết
+ Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số được đặc trưng bởi hoa văn, chất liệu hoặc màu sắc riêng. Các dân tộc ở Tây Bắc thường chú trọng các hoạ tiết đa sắc, sặc sỡ. Màu sắc và hoa văn trên trang phục của các dân tộc ít người ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thường đơn giản.
- Ở:
+ Nhà ở truyền thống của người Kinh ở các vùng đồng bằng, duyên hải thường là nhà trệt. Ngôi nhà chính thường có kết cấu ba gian hoặc năm gian, trong đó gian giữa là gian trang trọng nhất, đặt bàn thờ tổ tiên. Ở nhiều tỉnh Nam Bộ, nhà bếp thường được làm sát kề hay nối kề với ngôi nhà chính. Trong đời sống hiện đại, nhà ở của người Kinh ở nông thôn hay thành thị đều được xây dựng kiên cố, chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây.
+ Các dân tộc thiểu số thường sống tập trung trong các xóm, làng, bản ở chân núi, bên sườn đồi hoặc nơi đất thoải gần sông, suối, với kiểu nhà phổ biến là nhà sàn để và có một ngôi nhà chung làm nơi sinh hoạt cộng đồng.
- Phương tiện đi lại:
+ Phương tiện đi lại truyền thống của người Kinh trên đường bộ chủ yếu là ngựa, xe ngựa, xe kéo tay, trên đường thuỷ có thuyền, bẻ, mảng, ghe, tàu,...
+ Ngựa thồ, xe ngựa là phương tiện vận chuyển, đi lại truyền thống, phổ biến của nhiều dân tộc thiểu số các tỉnh vùng núi phía bắc, họ cũng dùng mảng, bè để đi lại trên các sông, suối.
+ Trước đây, các dân tộc Tây Nguyên thường sử dụng voi, ngựa để đi lại; người Khơme ở Nam Bộ thường sử dụng xe bò, xe lôi bánh gỗ, hoặc bánh hơi để di chuyển
+ Trong xã hội hiện đại, xe đạp, xe máy và ô tô là phương tiện giao thông phổ biến. Tàu hoả, máy bay được sử dụng ở Việt Nam cũng trở thành phương tiện đi lại quen thuộc của người dân Việt Nam.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu những nét đặc sắc trong đời sống vật chất của một dân tộc mà em ấn tượng nhất.
Nêu những nét đặc sắc trong đời sống vật chất của một dân tộc mà em ấn tượng nhất.
Câu 2:
Nêu những nét nổi bật trong đời sống tinh thần của một dân tộc mà em biết.
Nêu những nét nổi bật trong đời sống tinh thần của một dân tộc mà em biết.
Câu 3:
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.10 đến 16.13 hãy: trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cộng đông các dân tộc Việt Nam.
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.10 đến 16.13 hãy: trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cộng đông các dân tộc Việt Nam.
Câu 4:
Trình bày những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Trình bày những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Câu 5:
Năm 2005, nhân dịp kỉ niệm 60 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phát hành bộ tem “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam”. Tính đến thời điểm phát hành, đây là bộ tem có quy mô đồ sộ nhất, cũng là bộ tem phổ thông có nhiều mẫu nhất trong lịch sử tem bưu chính cách mạng Việt Nam với 54 mẫu, thể hiện hình ảnh đặc trưng của 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Vậy cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam có những thành phần dân tộc theo dân số và theo ngữ hệ gì? Việt phân chia tộc người theo dân số và ngữ hệ được tiến hành như thế nào? Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc ra sao?
Năm 2005, nhân dịp kỉ niệm 60 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phát hành bộ tem “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam”. Tính đến thời điểm phát hành, đây là bộ tem có quy mô đồ sộ nhất, cũng là bộ tem phổ thông có nhiều mẫu nhất trong lịch sử tem bưu chính cách mạng Việt Nam với 54 mẫu, thể hiện hình ảnh đặc trưng của 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
Vậy cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam có những thành phần dân tộc theo dân số và theo ngữ hệ gì? Việt phân chia tộc người theo dân số và ngữ hệ được tiến hành như thế nào? Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc ra sao?
Câu 6:
Thành phần dân tộc theo dân số và phân chia tộc người theo ngữ hệ được thể hiện như thế nào?
Thành phần dân tộc theo dân số và phân chia tộc người theo ngữ hệ được thể hiện như thế nào?
Câu 7:
Sưu tầm tư liệu, giới thiệu về đời sống vật chất và tinh thần của một hoặc một số dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Sưu tầm tư liệu, giới thiệu về đời sống vật chất và tinh thần của một hoặc một số dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Câu 8:
Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 16.1 hãy:
- Trình bày khái niệm ngữ hệ,
- Cho biết các dân tộc ở Việt Nam được phân chia như thế nào theo ngữ hệ?
Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 16.1 hãy:
- Trình bày khái niệm ngữ hệ,
- Cho biết các dân tộc ở Việt Nam được phân chia như thế nào theo ngữ hệ?
Câu 9:
Đọc thông tin và quan sát Bảng 16, các hình 16.1, 16.2 hãy:
- Kể tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân tộc trên 1 triệu người và những dân tộc thiểu số có dân tộc dưới 5 nghìn người.
- Nhận xét về cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
- Cho biết cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?
Đọc thông tin và quan sát Bảng 16, các hình 16.1, 16.2 hãy:
- Kể tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân tộc trên 1 triệu người và những dân tộc thiểu số có dân tộc dưới 5 nghìn người.
- Nhận xét về cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
- Cho biết cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?