Câu hỏi:

29/11/2024 288

Địa hình nước ta có hướng chủ yếu nào dưới đây?

A. Tây Bắc - Đông Nam và Tây đông.

B. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.

Đáp án chính xác

C. Tây Đông và Đông Bắc - Tây Nam.

D. Vòng cung và Đông Bắc - Tây Nam.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: B

Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Hướng tây bắc - đông nam điển hình là các dãy núi: Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,...; Hướng vòng cung thể hiện rõ nét nhất ở vùng núi Đông Bắc với các dãy núi tiêu biểu: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều.

→ B đúng 

- A sai vì địa hình nước ta chủ yếu có hướng từ Tây Bắc - Đông Nam do ảnh hưởng của các dãy núi và hệ thống sông lớn.

- C sai vì địa hình nước ta chủ yếu có hướng từ Tây Bắc - Đông Nam do sự phân bố của các dãy núi và hệ thống sông.

- D sai vì chúng không phản ánh rõ ràng cấu trúc địa chất và sự phân bố các dãy núi, sông, cũng như các yếu tố khí hậu của vùng.

*) Địa hình đồi núi

Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

- Vùng Đông Bắc

+ Vùng Đông Bắc nằm ở phía bờ trái của sông Hồng, từ dãy núi Con Voi đến vùng đối núi ven biển Quảng Ninh. Độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m.

+ Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung núi lớn và vùng đối phát triển mở rộng (như ở Phú Thọ, Bắc Giang).

+ Vùng Đông Bắc có những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long, với địa hình các-xtơ phổ biến.

- Vùng Tây Bắc

+ Địa hình vùng núi Tây Bắc cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1 000 – 2 000 m, nhiều đỉnh cao trên 2 000 m. Nhiều dãy núi cao và cao nguyên hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Đặc trưng của địa hình Tây Bắc là bị chia cắt mạnh, xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ.

- Vùng Trường Sơn Bắc

+ Vùng núi Trường Sơn Bắc kéo dài 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, độ cao trung bình 1.000 m, và có nhiều nhánh núi đám ngang ra biến chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Vùng Trường Sơn Nam

+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc, với dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.

+ Các khối núi cao nằm ở phía bắc và nam của vùng có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m như Ngọc Linh (2 598 m), Chư Yang Sin (2 405 m), Lang Biang (2 167 m)....

+ Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán binh nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ, cao tới 200 m.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 2: Địa hình Việt Nam

Giải Địa lí 8 Bài 2: Địa hình Việt Nam

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Địa danh nào sau đây chủ yếu là địa hình cac-xtơ?

Xem đáp án » 23/07/2024 2,666

Câu 2:

Ở miền Trung, đồng bằng nào sau đây có diện tích lớn nhất?

Xem đáp án » 16/07/2024 2,028

Câu 3:

Quá trình xâm thực, xói mòn ở nước ta diễn ra mạnh mẽ do

Xem đáp án » 07/11/2024 1,944

Câu 4:

Khu vực có bờ biển bồi tụ thích hợp để phát triển

Xem đáp án » 30/10/2024 1,557

Câu 5:

Dạng địa hình nổi bật ở vùng núi Trường Sơn Nam là

Xem đáp án » 17/12/2024 1,068

Câu 6:

Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo?

Xem đáp án » 11/12/2024 959

Câu 7:

“Cao nguyên badan xếp tầng” phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi nào của nước ta?

Xem đáp án » 17/07/2024 881

Câu 8:

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ ở nước ta địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt?

Xem đáp án » 17/12/2024 566

Câu 9:

Các cao nguyên badan phân bố ở vùng nào dưới đây?

Xem đáp án » 28/11/2024 518

Câu 10:

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng

Xem đáp án » 16/07/2024 378

Câu 11:

Ở nước ta, địa hình đồi núi thấp dưới 1000m chiếm khoảng

Xem đáp án » 16/07/2024 370

Câu 12:

Địa hình đồi núi nước ta chia thành mấy vùng?

Xem đáp án » 23/07/2024 363

Câu 13:

Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung nào sau đây?

Xem đáp án » 16/07/2024 265

Câu 14:

Ở nước ta, đồi núi chiếm

Xem đáp án » 20/07/2024 164