Câu hỏi:
28/11/2024 518Các cao nguyên badan phân bố ở vùng nào dưới đây?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Dạng địa hình nổi bật ở vùng Tây Nguyên là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.
→ D đúng
- A, B, C sai vì cao nguyên badan chủ yếu có mặt ở các khu vực như Tây Nguyên, nơi có địa hình núi lửa, trong khi các khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chủ yếu là núi đá vôi hoặc đá cát.
*) Ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế
a) Đối với phân hoá tự nhiên
- Địa hình nước ta chủ yếu là đới núi thấp, bảo toàn tính nhiệt đới của thiên nhiên trên phần lớn diện tích.
- Thiên nhiên phân hoá theo đại cao ở các vùng núi.
+ Đại nhiệt đới gió mùa trên nhóm đất feralit có rừng mưa và rừng nhiệt đới gió mùa.
+ Đại cận nhiệt đới gió mùa trên núi có rừng lá rộng cận nhiệt, đất điển hình là đất feralit.
+ Đại ôn đới gió mùa trên núi có thực vật ôn đới, đất chủ yếu là mùn thổ.
- Dãy núi ảnh hưởng đến sự phân hoá thiên nhiên giữa các sườn núi.
+ Dây Hoàng Liên Sơn làm suy yếu tác động của gió mùa Đông Bắc, làm mùa đông ở Tây Bắc ngắn hơn và nền nhiệt cao hơn ở Đông Bắc.
+ Dãy Trường Sơn gây hiệu ứng phơn tạo ra khác biệt thời gian mùa mưa giữa hai sườn núi.
+ Dây Bạch Mã ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào phía nam nước ta trở thành ranh giới tự nhiên của hai miền khí hậu, với nhiều nét khác biệt giữa tự nhiên ở hai miền.
b) Đối với khai thác kinh tế
Mỗi khu vực địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa) sẽ có phương thức khai thác kinh tế phù hợp để tận dụng lợi thế và khắc phục khó khăn, hưởng đến sự phát triển bền vững.
- Khai thác kinh tế ở khu vực đồi núi
+ Thế mạnh: Nông nghiệp phát triển, chăn nuôi gia súc lớn, khoáng sản phong phú, tiềm năng thuỷ điện, du lịch đa dạng và đặc sắc.
+ Hạn chế: Địa hình bị chia cắt, khó khăn giao thông, cần chú ý phòng chống thiên tai.
- Khai thác kinh tế ở khu vực đồng bằng
+ Thế mạnh: đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào, dân cư đông đúc thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và cư trú, hình thành nhiều trung tâm kinh tế lớn.
+ Hạn chế: Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, môi trường suy thoái do lịch sử khai thác lâu đời và dân cư đông đúc.
- Khai thác kinh tế ở vùng biển và thềm lục địa
+ Vùng biển và thềm lục địa của nước ta là thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế biển.
Hoạt động kinh tế biển |
Điều kiện phát triển |
Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản và làm muối | Có nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, đồi mồi, yến sào. |
Giao thông vận tải biển | Có nhiều cảng nước sâu như cảng Cái Lân, cảng Chân Mây, cảng Văn Phong,… |
Khai thác năng lượng | Tiềm năng về năng lượng gió, dầu khí và thuỷ triều. |
Du lịch biển | Nhiều bãi tắm đẹp như Sầm Sơn, Thiên Cầm, Mỹ Khê, Nha Trang và nhiều đảo có phong cảnh đẹp và không khí trong lành như Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc. |
+ Vùng biển và thềm lục địa chịu tác động bởi các thiên tai như bão,... Trong quá trình khai thác cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường biển, bảo tồn sự đa dạng sinh học của các hệ sinh thái biển,…
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 7:
“Cao nguyên badan xếp tầng” phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi nào của nước ta?
Câu 8:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ ở nước ta địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt?