Câu hỏi:
23/07/2024 2,165Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng và cải biến
A. chữ Phạn của Ấn Độ.
B.Chữ Hán, còn gọi là Hán tự, Hán văn, chữ nho, là loại văn tự ngữ tố - âm tiết ra đời ở Trung Quốc vào thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên.
C. bảng chữ cái La-tinh.
D. chữ hình nêm của Lưỡng Hà.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng và cải biến bảng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.
-Chữ Phạn: là ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học, thơ ca; là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay Ấn Độ; Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ-văn tự sáng tạo các bộ kinh“khổng lồ" của Ấn Độ.
→A sai
Chữ Hán, còn gọi là Hán tự, Hán văn, chữ nho, là loại văn tự ngữ tố - âm tiết ra đời ở Trung Quốc vào thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên.
→ B sai
a. Chữ viết
- Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của dân tộc.
- Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng, cải biến bảng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của người Việt ngày nay.
b. Văn học
* Văn học dân gian:
- Tiếp tục duy trì và phát triển mạnh trong các thể kỉ XVI - XVIII.
- Nội dung chủ yếu là phản ảnh tâm tư, tình cảm con người, tình yêu quê hương, đất nước, với nhiều thể loại phong phú, như thơ ca, tục ngữ, hò vè, hát, truyện cổ tích,...
* Văn học chữ viết:
- Văn học chữ Hán phát triển mạnh, đạt nhiều thành tựu rực rỡ.
+ Nội dung chủ yếu là ca ngợi truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
+ Một số tác phẩm tiêu biểu là: Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ; Hoàng Lê nhất thống chí…
- Văn học chữ Nôm:
+ Xuất hiện từ khoảng thế kỉ XIII và phát triển mạnh từ thế kỉ XV, đặc biệt là trong các thế kỉ XVI - XIX.
+ Nội dung chủ yếu là ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, phê phán một bộ phận quan lại cường hào và phản ảnh những bất công trong xã hội, đề cao vẻ đẹp con người...
+ Tiêu biểu là tác phẩm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, các bài thơ sáng tác bằng chữ Nôm của Lê Thánh Tông, Truyện Kiều của Nguyễn Du
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 15: Một số thành tựu của văn minh Đại Việt
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tổ chức bộ máy nhà nước của Đại Việt thời phong kiến?
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hạn chế của nền văn minh Đại Việt?
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những thành tựu tiêu biểu của thủ công nghiệp Đại Việt?
Câu 5:
Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ nào?
Câu 6:
Luật pháp của các triều đại phong kiến Đại Việt không đề cao vấn đề nào dưới đây?
Câu 7:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh Đại Việt?
Câu 8:
Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư là những tác phẩm tiêu biểu của
Câu 9:
Nhà nước phong kiến Đại Việt không thực hiện biện pháp nào dưới đây để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp?
Câu 10:
Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu của Nguyễn Du là
Câu 12:
Dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, các địa điểm trao đổi hàng hóa với nước ngoài được hình thành ở vùng biên giới, như:
Câu 13:
Danh y Tuệ Tĩnh là tác giả của bộ sách y dược học nào sau đây?