Câu hỏi:

24/12/2024 218

Đến tháng 3 - 1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là gì?

A. Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương.

Đáp án chính xác

B. Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Minh.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A

- Đến tháng 3 - 1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương.

Hội nghị Trung ương Đảng (11/1936) quyết định thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến tháng 3/1938 đổi tên thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương).

→ A đúng.B,C,D sai.

* Mở rộng:

1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936)

a. Hoàn cảnh triệu tập:

- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, nguy cơ chiến tranh thế giới đang đến gần.

- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (tháng 7/1935) đã quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng: xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít.

- Ở Pháp, tháng 6/1936, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa.

- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) cùng với chính sách của bọn cầm quyền phản động Pháp đã làm cho đời sống nhân dân Việt Nam càng đói khổ, ngột ngạt...

⇒ Tháng 7/1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Thượng Hải do Lê Hồng Phong chủ trì.

b. Những quyết định quan trọng của hội nghị.

- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương: chống đế quốc và chống phong kiến.

- Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

- Phương phát đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

- Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

c. Ý nghĩa:

- Đưa cách mạng Đông Dương chuyển lên một cao trào đấu tranh mới.

- Nghị quyết Hội nghị chứng tỏ sự trưởng thành của Đảng trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản vào điều kiện cụ thể của Đông Dương.

d. Sự phát triển, hoàn thiện của đường lối đấu tranh

- Chủ trương, đường lối đấu tranh cách mạng tiếp tục được bổ sung, phát triển qua các khì Hội nghị Trung ương vào năm 1937, 1938.

- Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3/1938, Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.

2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu.

a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.

- Phong trào Đông Dương đại hội (giữa năm 1936).

- Phong trào đón rước phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới của xứ Đông Dương (đầu năm 1937).

- Tổng bãi công của công nhân công ty Hòn Gai (11/1936) và cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi – Vinh (7/1937).

- Cuộc mít tinh của hơn 2.5 vạn người tại Khu Đấu xảo (Hà Nội, 1/5/1938).

b. Đấu tranh nghị trường

- Đảng vận động để đưa người của Mặt trận Dân chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện Dân biểu Trung Kì (1937), Viện Dân biểu Bắc Kì (1939), nhằm mục đích:

+ Mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ.

+ Vạch trần chính sách phản động của bọn thực dân và tay sai.

+ Bênh vực quyền lợi của nhân dân lao động.

c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.

- Đảng đã xuất bản nhiều tờ báo công khai, như: Tiền Phong, Dân chúng, Tin tức,...

- Xuất bản nhiều sách chính trị - lí luận, các tác phẩm văn học hiện thực phê phán, thơ cách mạng,...

3. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939

a. Ý nghĩa lịch sử

- Uy tín, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Đông Dương được mở rộng, mở rộng trong quần chúng; chủ nghĩa Mác – Lê-nin cũng như đường lối, chính sách của Đảng, của Quốc tế Cộng sản được phổ biến, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng.

- Trình độ chính trị và công tác của cán bộ và đảng viên được nâng cao một bước rõ rệt.

- Đội quân chính trị quần chúng được Đảng tập hợp, xây dựng, giáo dục.

- Qua quá trình đấu tranh, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp,...

- Phong trào cách mạng 1936 – 1939 có ý nghĩa như một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).

b. Bài học kinh nghiệm

- Trong quá trình đấu tranh, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc:

+ Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

+ Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 - 1939

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hãy chỉ ra câu không đúng sau đây:

Xem đáp án » 16/07/2024 724

Câu 2:

Mít tinh biểu tình đưa “dân nguyện” đó là hình thức đấu tranh của phong trào nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 249

Câu 3:

Qua các cuộc mít tỉnh biểu tình, đưa “dân nguyện”, lực lượng nào tham gia đông đảo và hăng hái nhất?

Xem đáp án » 21/07/2024 206

Câu 4:

Tác phẩm Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình được in và phát hành rộng rãi trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939. Vậy Qua Ninh và Vân Đinh là ai?

Xem đáp án » 22/07/2024 190

Câu 5:

Những sự kiện nào sau đây có liên quan đến cuộc vận động dân chủ 1936 -1939?

Xem đáp án » 03/12/2024 185

Câu 6:

Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo sách lược trong thời kì 1936 - 1939 dựa trên cơ sở nào?

Xem đáp án » 18/12/2024 182

Câu 7:

Tháng 8 - 1936, Đảng chủ trương phát động phong trào gì?

Xem đáp án » 18/07/2024 182

Câu 8:

Cuộc mít tinh khng lồ của 2 vạn rưỡi người diễn ra tại khu Đấu Xảo - Hà Nội vào ngày nào?

Xem đáp án » 18/07/2024 181

Câu 9:

Trong năm 1936, Mặt trận nhân dân nước nào làm nòng cốt, thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền?

Xem đáp án » 20/07/2024 178

Câu 10:

Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (tháng 7 - 1935) đã có những chủ trương gì?

Xem đáp án » 20/08/2024 168

Câu 11:

Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng tìm cách hoạt động trở lại. Đó là nhờ chính sách của tổ chức nào?

Xem đáp án » 23/12/2024 167

Câu 12:

Vì sao cao trào dân chủ 1936 - 1939 được xem là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn b cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám - 1945?

Xem đáp án » 16/07/2024 164

Câu 13:

Khẩu hiệu đấu tranh của thời kì cách mạng 1936 - 1939 là gì?

Xem đáp án » 16/07/2024 161

Câu 14:

Tại Đại hội lần th VII của Quốc tế Cộng sản, đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dưong do ai dẫn đầu đến dự Đại hội?

Xem đáp án » 16/07/2024 146

Câu 15:

Căn cứ vào tình hình thế gii, trong nước và tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn nào?

Xem đáp án » 16/07/2024 145

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »