Câu hỏi:
03/08/2024 212Để bù vào những thiệt hại trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp đã
A. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.
B. Tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam.
C. Tước đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam.
D. Thực hiện chính sách thống trị tàn bạo ở Việt Nam.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất diễn ra trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
A sai
- Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề về kinh tế. Để bù đắp những mất mát này và phục hồi nền kinh tế, Pháp đã quyết định đẩy mạnh quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
B đúng
- Tước đoạt ruộng đất của nông dân là một biện pháp mà Pháp đã thực hiện trong cả hai cuộc khai thác, nhưng không phải là mục tiêu chính của cuộc khai thác lần thứ hai.
C sai
- Chính sách thống trị tàn bạo là một đặc trưng của quá trình thực dân hóa, không chỉ riêng trong cuộc khai thác lần thứ hai.
D sai
* Tìm hiểu về "Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp"
a. Nguyên nhân Pháp tiến hành khai thác:
- Sau Chiến tranh thế giới nhất, Pháp bị tàn phá nặng nề với hơn 1.4 triệu người chết và bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy,.. bị phá hủy, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 200 tỉ Phơ-răng.
⇒ Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp đẩy mạnh khai thác các thuộc địa ở Đông Dương (mà chủ yếu là ở Việt Nam).
b. Thời gian tiến hành:
- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương (chủ yếu là ở Việt Nam) diễn ra trong những năm 1919 – 1929.
c. Quan điểm của Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa:
- Tập trung đầu tư vào những ngành kinh tế: vốn ít, lời nhiều, khả năng thu hồi vốn nhanh; những ngành kinh tế không có khả năng cạnh tranh với kinh tế chính quốc.
- Khai thác nhằm vơ vét, bóc lột, không nhằm phát triển kinh tế thuộc địa.
- Khai thác nhằm mục đích biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm của Pháp.
d. Nội dung khai thác:
- Nông nghiệp:
+ Là ngành kinh tế được quan tâm, đầu tư vốn nhiều nhất.
+ Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền (chủ yếu là đồn điền cao su).
- Công nghiệp:
+ Tập trung chủ yếu vào khai thác than và kim loại (thiếc, kẽm,…).
+ Hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng; mở mang một số ngành công nghiệp nhẹ nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu, nhân công và phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của Pháp.
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.
+ Đánh thuế nặng vào hàng hóa từ bên ngoài (Trung Quốc, Nhật Bản) nhập vào Việt Nam.
+ Giảm thuế hoặc miễn thuế với hàng hóa của Pháp.
- Phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự.
Nguồn lợi của Thực dân Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
e. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đến Việt Nam
* Tác động tích cực:
- Góp phần làm chuyển biến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam => tạo điều kiện bên trong cho sự xuất hiện và phát triển của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam => góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế ở một số vùng.
- Bổ sung thêm các lực lượng mới cho phong trào yêu nước (tiểu tư sản, tư sản dân tộc ...).
* Tác động tiêu cực:
- Tài nguyên vơi cạn.
- Xã hội phân hóa sâu sắc.
- Văn hóa dân tộc bị xói mòn.
- Mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phạm Hồng Thái là người mưu sát tên toàn quyền Méclanh ở Quảng Châu - Trung Quốc. Vậy Phạm Hồng Thái là thành viên của tổ chức yêu nước
Câu 2:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, giai cấp nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc vì
Câu 3:
Chương trình khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp diễn ra trong hoàn cảnh
Câu 4:
Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân trong những năm 1919-1924 chủ yếu là
Câu 6:
Năm 1920, có sự chuyển biến trong lập trường tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc là
Câu 7:
Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari do Nguyễn Ái Quốc sáng lập năm 1921 là
Câu 8:
Bản chất của giai cấp địa chủ phong kiến nói chung ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
Câu 9:
Người nông dân Việt Nam phải trở thành lao động trắng tay, do thủ đoạn thâm độc nào của thực dân Pháp?
Câu 10:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào có đủ khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
Câu 11:
Điểm nổi bật nền kinh tế Việt Nam trong thời kì khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp là
Câu 12:
Vì sao nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8-1925) đã "đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam” ?
Câu 13:
Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929) có điểm gì khác so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
Câu 14:
Sự kiện công nhân Ba Son đấu tranh đã "đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam". Bước tiến đó là gì?
Câu 15:
Chính sách giáo dục của Pháp trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 - 1929) là