Câu hỏi:
06/12/2024 162Đâu là trở ngại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lọi của xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?
A. Sự phá hoại của các thế lực phản động
B. Rập khuôn, giáo điều theo mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô
C. Chưa đảm bảo đầy đủ sự công bằng xã hội và quyền dân chủ của nhân dân
D. Sự trì trệ, thiếu năng động trước những biến động của tình hình thế giới
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Rập khuôn, giáo điều theo mô hình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Liên XÔ,là trở ngại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lọi của xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
- Ở các nước Đông Âu, cuối năm 1988, nhân dân ở nhiều nước míttinh đòi cải cách về kinh tế, thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do nhằm vào đảng cộng sản cầm quyền. => Ban lãnh đạo các nước Đông Âu đã chấp nhận từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản (giống Liên Xô), thực hiện đa nguyên chính trị và tiến hành tổng tuyển cử tự do
- Sau tổng tuyển cử tự do, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng cử, các đảng cộng sản không còn được nắm chính quyền => Cuối năm 1989, chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.
=> Trở lại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lợi của Xã hội chủ nghĩa Đông Âu là rập khuôn, giáo điều theo mô hình ở Liên Xô.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Mở rộng:
Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu ( nửa sau những năm 1970 đến 1991).
- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, từ cuối những năm 80 – đầu những năm 90 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng, trì trệ:
+ Kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
+ Đời sống chính trị - xã hội không ổn định. Lực lượng phản cách mạng kích động quần chúng nhân dân nổi dậy chống chính quyền.
- Ban lãnh đạo các nước Đông Âu thực hiện một số cải cách trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị song thất bại => cuối những năm 80 – đầu những năm 90, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Đông Âu.
- Ngày 3/10/1990, Cộng hòa Dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hòa Liên Bang Đức.
2. Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:
- Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ,khủng hoảng kinh tế - xã hội.
- Phạm phải nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình cải tổ.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ý này sau đây không phản ánh nguyên nhân đưa tới những thách thức về chính trị Liên bang Nga phải đối mặt từ năm 1991 đến năm 2000?
Câu 4:
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 1995 rơi vào tình trạng
Câu 6:
Tại sao sau khi các nước Cộng hòa ly khai khỏi Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết, nhưng trong cộng đồng SNG được thành lập sau đó Liên bang Nga vẫn giữ vai trò lãnh đạo?
Câu 7:
Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1994 đến năm 2000 là
Câu 8:
Đâu không phải là thách thức mà nước Nga phải đối mặt từ sau năm 1991?
Câu 9:
Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng
Câu 10:
Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giói trong những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đẵ làm gì?
Câu 11:
Cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu đã làm gì để xóa bỏ sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân?
Câu 13:
Nước nào ở Đông Âu được mệnh danh là “Đất nước của triệu người khất thực” trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giói thứ hai?
Câu 14:
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho các nước Đông Âu vững tin bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hộỉ?
Câu 15:
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên Bang Nga trở thành “quốc gia kế tục Liên Xô”. Điều này đồng nghĩa với