Câu hỏi:
11/11/2024 398Đặc điểm của Tín phong bán cầu Bắc là
A. hanh khô.
B. khô nóng.
C. nóng ẩm.
D. lạnh khô.
Trả lời:
Đáp án đúng là B
Đặc điểm của Tín phong bán cầu Bắc là khô nóng.
* Tìm hiểu thêm về " Tín phong bán cầu Bắc"
Khái quát về Tín phong bán cầu Bắc
- Nguồn gốc: thổi từ rìa áp cao cận chí tuyến Bắc (áp cao chí tuyến Tây Thái Bình Dương).
- Hướng gió chủ yếu: đông bắc .
- Tính chất: Khô nóng, ổn định, độ ẩm tương đối thấp.
- Thời gian hoạt động: Là loại gió thường xuyên, quan trọng trên Trái Đất, thổi quanh năm tuy nhiên ở nước ta bị gió mùa lấn át, chỉ mạnh lên khi gió mùa suy yếu.
2. Tác động của Tín phong bán cầu Bắc đến thời tiết, khí hậu nước ta
* Mùa đông:
- Miền Bắc:
+ Tín phong bán cầu Bắc hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc, tạo ra thời tiết thất thường trong mùa đông, khi gió mùa Đông Bắc suy yếu (do tính chất hoạt động thành từng đợt), Tín phong Bắc bán cầu mạnh lên, gây ra thời tiết ấm áp, hanh khô “bất thường” trong những ngày mùa đông.
+ Tín phong bán cầu Bắc gây ra thời tiết nóng, khi gió mùa Đông Bắc tràn xuống sẽ gây ra sự giao tranh giữa khối khí lạnh và khối khí nóng đang ngự trị tại chỗ, hình thành front lạnh . Front lạnh làm thay đổi đột ngột thời tiết nơi nó đi qua, gây mưa, làm giảm mức độ khô hạn cho miền Bắc vào mùa đông.
- Miền Nam: Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế tuyệt đối, hoạt động mạnh và ổn định (do gió mùa Đông Bắc hầu như không tác động đến phía Nam trong thời gian này), tạo ra một mùa khô sâu sắc cho miền Nam với nền nhiệt độ cao, mưa ít, bốc hơi mạnh.
- Trung Bộ: Các loại gió đông bắc (gồm Tín phong bán cầu Bắc và gió mùa Đông Bắc) di chuyển qua biển, bị biến tính, đem theo hơi ẩm tương tác với địa hình đón gió của dãy Trường Sơn, gây mưa lớn cho Trung Bộ. Trong đó, Tín phong bán cầu Bắc gây mưa chủ yếu hơn cho Duyên hải Nam Trung Bộ.
* Mùa hạ:
- Đầu mùa hạ, Tín phong bán cầu Bắc thổi hướng đông bắc gặp gió tây nam từ vịnh Ben-gan tới (TBg) tạo thành dải hội tụ chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa đầu mùa cho cả nước, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Do gió tây nam mạnh hơn đẩy Tín phong bán cầu Bắc ra xa nên miền Bắc ít chịu ảnh hưởng của dải hội tụ này.
- Giữa và cuối mùa, Tín phong bán cầu Bắc gặp gió mùa Tây Nam (gió tây nam thổi vượt Xích đạo từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) tạo thành dải hội tụ nhiệt đới theo hướng vĩ tuyến, vắt ngang qua lãnh thổ nước ta, gây mưa lớn. Dải hội tụ này lùi dần theo hướng bắc - nam nên đỉnh mưa lùi dần từ Bắc vào Nam.
* Thời kì chuyển tiếp (tiết trời xuân):
Gió mùa Đông Bắc suy yếu hẳn, ngừng hoạt động, gió tây nam chưa mạnh lên, Tín phong bán cầu Bắc từ rìa tây nam cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi vào nước ta theo hướng đông nam. Gió này gây ra thời tiết “nồm”, độ ẩm lớn, sương mù nhiều, thời tiết ấm, không mưa cho vùng duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc nước ta là
Câu 3:
Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu Nam xâm nhập vào nước ta vào thời gian
Câu 4:
Vào nửa đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi đến nước ta gây mưa ở khu vực
Câu 5:
Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc ở mỉền Bắc nước ta thổi xen kẽ với
Câu 7:
Gió tây nam xuất phát từ vịnh Tây Bengan xâm nhập trực tiếp vào nước ta thông thường trong khoảng thời gian từ tháng ... đến tháng ...
Câu 13:
Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây nguyên là do hoạt động của
Câu 14:
Gió Tây khô nóng ở Trung Bộ và nam Tây Bắc nước ta có nguồn gốc từ khối khí
Câu 15:
Mang lại cho miền Bắc nước ta thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông là