Câu hỏi:
15/08/2024 154Cuôc̣ chiến đấu của quân dân Hà Nội từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947 đã
A. buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.
B. tiêu diệt được một bộ phận sinh lực của quân Pháp.
C. giải phóng được một địa bàn chiến lược quan trọng.
D. làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
Trả lời:
Đáp án: B
* Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta
- Sau khi kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1945), Pháp bội ước, đẩy mạnh các hoạt động xâm lược Việt Nam:
+ Khiêu khích, tấn công Việt Nam ở Hải Phòng và Lạng Sơn (tháng 11/1946).
+ Ở Hà Nội: Pháp bắn súng, ném lựu đạn ở nhiều nơi, đốt Nha Thông tin ở phố Tràng Tiền,...
- Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận thì ngày 20/12/1946, chúng sẽ hành động.
⇒ Hành động của Pháp đã xâm phạm nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền của Việt Nam.
* Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
a. Toàn quốc kháng chiến chống Pháp bùng nổ.
- Âm mưu và hành động xâm lược của Pháp đã đe dọa nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền của Việt Nam.
⇒ Tình thế khẩn cấp đòi hỏi Đảng và Chính phủ phải có hành động kịp thời:
+ 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
+ 18 và 19/12/1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hội nghị mở rộng, quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến.
+ Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
b. Đường lối kháng chiến của Đảng
- Những nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược được thể hiện trong các văn kiện:
+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).
+ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946).
+ Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh (1947).
- Nội dung đường lối: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
* Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
a. Mục đích:
- Giam chân địch ở thủ đô Hà Nội và các thành phố, thị xã
- Tạo thế trận để đi vào cuộc chiến đấu lâu dài.
b. Diễn biến
- Cuộc chiến đấu bùng nổ đầu tiên tại Hà Nội. Trong 60 ngày đêm, quân dân Hà Nội đã chiến đấu gần 200 trận, giết và làm bị thương hàng nghìn tên địch, phá hủy hàng chục xe cơ giới và 5 máy bay...
- Tại các thành phố khác: quân dân Việt Nam đã bao vây, tấn công và tiêu diệt nhiều tên địch; giam châm địch trong các thành phố, thị xã trong một thời gian,...
c. Kết quả - ý nghĩa
- Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
- Bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
- Làm chạm bước tiến của quân Pháp, tạo điền kiện cho nhân dân cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Giải Lịch sử 12 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của Pháp khi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc năm 1947?
Câu 2:
Điểm chung về mục đích của thực dân Pháp khi đề ra kế hoạch Rơve và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 - 1954) là
Câu 3:
Đầu tháng 10 - 1947, thực dân Pháp huy động 12.000 quân tinh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương, chia thành 3 cánh, mở cuộc tiến công lên
Câu 4:
Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12/1946 đến tháng 2/1947) đã
Câu 5:
Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về
Câu 6:
Sự kiện quốc tế nào dưới đây có tác động tích cực đến cách mạng Việt Nam trong những năm 1947 – 1953?
Câu 8:
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Việt Nam giành được thể chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ từ sau thắng lợi của chiến dịch nào?
Câu 9:
Một trong những mục đích của Pháp khi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc (1947) là
Câu 10:
“Bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Đoạn trích trên trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” đã thể hiện rõ tư tưởng
Câu 11:
Năm 1949, dựa vào viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ, thực dân Pháp đã đề ra và thực hiện
Câu 12:
Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thể hiện qua nhiều văn kiện, ngoại trừ
Câu 13:
Trong Kế hoạch Rơ-ve, cô lập căn cứ địa Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV, thực dân Pháp đã
Câu 15:
Thực dân Pháp buộc phải chuyển sang "đánh lâu dài" với quân dân Việt Nam sau thất bại trong