Câu hỏi:
15/11/2024 442Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất
A. hóa chất lớn nhất thế giới.
B. tàu thủy lớn nhất thế giới.
C. phần mềm lớn nhất thế giới.
D. máy bay lớn nhất thế giới.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Trong các lĩnh vực khoa học- kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, Ấn Độ có những bước tiến nhanh chóng và hiện nay đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
=> Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
C đúng
- A, B, D sai vì cách mạng chất xám liên quan đến sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, trí thức, không phải là sản phẩm hóa chất, tàu thủy, máy bay.
*) Tìm hiểu thêm về "Cuộc cách mạng chất xám đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất":
Cuộc cách mạng chất xám là thành tựu trên lĩnh vực Công nghệ thông tin của Ấn độ vào những năm 90. Ấn Độ có những bước tiến nhanh chóng và hiện nay dang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới. tàu thủy lớn nhất thế giới. phần mềm lớn nhất thế giới.máy bay lớn nhất thế giới. Cuộc "cách mạng chất xám" đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
Ý nghĩa cuộc “cách mạng chất xám” đối với Ấn Độ? Mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ. Đứng thứ mười trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Khẳng định vị thế về sức mạnh hạt nhân của Ấn Độ. Đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
* Ấn Độ phát động cuộc "cách mạng chất xám":
Chính phủ Ấn Độ vừa công bố dự thảo Chính sách phần mềm quốc gia đầu tiên của nước này - quốc gia đông dân thứ hai thế giới. Chính sách này đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ tăng 10 lần thị phần của các sản phẩm phần mềm Ấn Độ trên thị trường toàn cầu, với tổng giá trị ước đạt 148 tỷ USD và tạo ra cơ hội việc làm cho 3,5 triệu người. Việc công bố dự thảo Chính sách phần mềm quốc gia của Ấn Độ gây không ít ngạc nhiên bởi nước này từ lâu đã được xem là “quán quân” trên thế giới về gia công phần mềm và cũng phát triển không kém về công nghệ thông tin (IT). Doanh thu của ngành gia công phần mềm xuất khẩu và dịch vụ IT của Ấn Độ đã vượt ngưỡng 100 tỷ USD, tạo khoảng 3 triệu công ăn việc làm ở những “thung lũng Silicon châu Á” như Bangalore, Hyderabad…... Tuy nhiên, dù phát đạt về gia công phần mềm hay dịch vụ IT song Ấn Độ lại tụt hậu trong việc xây dựng ngành công nghiệp phần mềm của riêng mình. Bản dự thảo của Chính phủ Ấn Độ cho rằng, ngành công nghiệp phần mềm của nước này đến nay vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Cũng theo bản dự thảo, tổng doanh thu của ngành công nghiệp phần mềm của Ấn Độ hiện chỉ đạt 6,1 tỷ USD mỗi năm, trong đó 2 tỷ USD từ xuất khẩu. Theo ước tính, với doanh thu này, ngành công nghiệp phần mềm Ấn Độ chỉ chiếm 1,48% thị phần toàn cầu, kém xa so với giá trị phần mềm gia công xuất khẩu. Công nghiệp phần mềm cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật cao, công nghệ thông tin… sẽ ngày càng đóng vai trò là một ngành công nghiệp quan trọng trên thế giới. Chính vì thế, Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu sẽ tăng gấp 10 lần so với hiện nay về thị phần của Ấn Độ trong ngành công nghiệp phần mềm toàn cầu có tổng trị giá trên 1.000 tỷ USD vào năm 2025. Để đạt được mục tiêu tham vọng trên, Chính phủ Ấn Độ cam kết kiến tạo môi trường thuận lợi để thành lập 10.000 doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ nhằm phát triển các sản phẩm phần mềm có tính cạnh tranh trên toàn cầu. Việc này được tiến hành một cách khẩn trương để ngay từ năm 2017 đã có thể tạo ra việc làm cho 1 triệu người và đến năm 2025 sẽ thêm 2,5 triệu người nữa. Đồng thời với việc tăng nhanh số lượng doanh nghiệp phần mềm, Chính phủ Ấn Độ cũng cam kết sẽ tạo ra một “khuôn khổ” để sản phẩm phần mềm do công ty Ấn Độ làm ra nằm trong chương trình mua sắm của Chính phủ. Cùng với đó, Chính phủ sẽ thúc đẩy việc sử dụng những phần mềm này “trong các lĩnh vực chiến lược” như quốc phòng, năng lượng nguyên tử, hàng không, đường sắt, viễn thông, điện và chăm sóc sức khỏe… Ấn Độ từng nổi tiếng thế giới với các cuộc “cách mạng xanh” phát triển nông nghiệp, “cách mạng trắng” phát triển ngành chăn nuôi để sản xuất sữa. Nay, phát triển công nghiệp phần mềm được coi như cuộc “cách mạng xám” phát huy tiềm năng chất xám để có tổng giá trị xuất khẩu 148 tỷ USD vào năm 2025, năm mà ngành IT của nước này cũng đã đặt mục tiêu có doanh thu khoảng 350 tỷ USD.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành chiến lược kinh tế hướng nội nhằm
Câu 2:
Giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thì ở bên ngoài lại xuất hiện nguy cơ gì đe dọa nền độc lập của nước ta?
Câu 3:
Nhiệm vụ chung của cách mạng Lào và Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là
Câu 4:
Nguyên nhân khiến quân Tống quyết định xâm lược Đại Việt lần thứ hai năm 1075 là
Câu 5:
Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là
Câu 6:
Đặc trưng lớn nhất chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
Câu 9:
Để thể hiện tinh thần tiêu diệt giặc Mông – Nguyên đến cùng, trên cánh tay các tướng sĩ quân đội nhà Trần đã khắc chữ
Câu 11:
Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?
Câu 12:
Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự thời gian
1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
2. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước.
3. Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản.
4. Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao.
Câu 13:
Nét khác biệt giữa trật tự hai cực Ianta với hệ thống Vecsxai- Oasinhtơn là
Câu 14:
Kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?