Câu hỏi:
29/12/2024 139Công an bắt người vì nghi lấy trộm xe máy là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể.
B. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Công an bắt người vì nghi lấy trộm xe máy là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
*Tìm hiểu thêm: "Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân"
- Điều 71 Hiến pháp năm 1992 có quy định: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
* Nội dung:
- Không một ai dù ở bất cứ cương vị nào có quyền tự ý bắt giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không căn cứ
- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.
* Có 3 trường hợp pháp luật cho phép bắt người
- Trường hợp 1: Viện Kiểm soát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh bắt bị can,bị cáo để tạm giam, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội
- Trường hợp 2: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
+ Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
+ Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được
+ Khi thấy ở người hoặc chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm
- Trường hợp 3: Bắt người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
* Ý nghĩa:
- Là một trong những quyền tự do cá nhân quan trọng nhất liên quan đến quyền được sống của con người
- Nhằm ngăn chặn mọi hành vi tùy tiện bắt giữngười trái với quy định của pháp luật
- Bảo vệ quyền con người - quyền công dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phương án nào sau đây đúng khi bàn về việc khám chỗ ở của người khác?
Câu 2:
Bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Câu 3:
Theo lời khuyên của anh M, anh H đã nói với bố không nên dùng thực phẩm bẩn trong khâu chế biến thức ăn phân phối cho các đại lí. Vô tình nghe được câu chuyện giữa hai bố con anh H, anh K kể lại với anh P. vốn là đối thủ của bố anh H, anh P lập tức tung tin này lên mạng xã hội. Bố anh H đã vội vã thuê phóng viên viết và đăng bài cải chính đồng thời quảng bá chất lượng sản phẩm cùa mình. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
Câu 4:
Chị T nhặt được công văn mật do giám đốc B làm rơi trên đường về nhà nên mở ra xem rồi nhờ anh P in sao để đăng tải lên mạng xã hội. Nội dung này đã được anh K chia sẻ lên trang tin cá nhân. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
Câu 5:
Giám đốc P điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám đốc P yêu cầu bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng S kiểm tra tư trang của mọi người. Chồng nhân viên B đến đón vợ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai bên quát nạt, mắng chửi nhau thậm tệ. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
Câu 9:
Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
Câu 10:
Nghĩ là cô tiếp viên lấy trộm chiếc điện thoại của mình, hành khách B đã mắng, chửi đồng thời tát vào mặt cô tiếp viên. Hành khách B đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào sau đây của công dân?
Câu 11:
Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Câu 12:
Hiểu như thế nào là đúng về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
Câu 13:
Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?