Câu hỏi:
18/09/2024 3,411
Cơ hội chủ yếu của Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN đến nay là
A. hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa và giải quyết các vấn đề nóng của khu vực
B. tăng cường khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới
C. giúp giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc
D. góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
- Cơ hội chủ yếu của Việt Nam từ khi gia nhập ASEAN đến nay là hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa và giải quyết các vấn đề nóng của khu vực.
Khi Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN đã giúp nước ta tăng cường và mở rộng các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác trên các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa và tạo cơ chế cho việc giải quyết các vấn đề nóng của khu vực như vấn đề về tranh chấp trên biển đông…
A đúng
- B sai vì mục tiêu chính của việc gia nhập là thúc đẩy hợp tác kinh tế và phát triển thị trường nội khối, không phải để cạnh tranh trực tiếp với các nước thành viên.
- C sai vì trọng tâm của việc gia nhập là tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và chính trị, không phải là bảo tồn văn hóa truyền thống.
- D sai vì trọng tâm của ASEAN là thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và phát triển khu vực, không phải là một liên minh quân sự hay cơ chế chính để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
* Từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội chủ yếu bao gồm:
-
Mở rộng thị trường xuất khẩu: Tham gia vào khu vực kinh tế ASEAN tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận một thị trường rộng lớn với hơn 600 triệu dân, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
-
Thu hút đầu tư nước ngoài: ASEAN tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, giúp tăng cường vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ.
-
Hợp tác kinh tế và phát triển: Việt Nam có cơ hội tham gia các dự án hợp tác phát triển kinh tế, hạ tầng và giáo dục với các nước thành viên ASEAN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
-
Tăng cường an ninh và ổn định khu vực: Tham gia ASEAN giúp Việt Nam cùng các nước thành viên xây dựng một khu vực ổn định, hòa bình và thịnh vượng, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
-
Học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm: Việt Nam có cơ hội học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế, và giải quyết các vấn đề xã hội với các nước thành viên ASEAN.
* Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
a. Bối cảnh ra đời.
- Thứ nhất: sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước bào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh khó khăn => xuất hiện nhu cầu liên kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.
-Thứ hai: Đông Nam Á là khu vực địa chính trị quan trọng, các cường quốc (Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô,...) luôn tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực này => Các nước Đông Nam Á cần thành lập 1 tổ chức liên kết khu vực để hạn chế các ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài.
- Thứ ba: tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hội nhập, liên kết khu vực trên thế giới; thành công của khối thị trường chung châu Âu (EEC).
⇒ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước thành viên: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Xin-ga-po và Phi-lip-pin.
b. Mục tiêu hoạt động.
- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình, ỏn định khu vực.
c. Quá trình phát triển.
* Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.
* Giai đoạn 1976 – 1991:
- ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (In-đô-nê-xia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ức Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ giữa các nước:
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh trên các lính vực kinh tế và chính trị.
- 1884, Bru-nây tham gia ASEAN.
* Giai đoạn 1991 – nay:
- Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh. Đến năm 1999, 10 nước Đông Nam Á đã đứng chung trong một tổ chức.
- Sự kiên kết, hợp tác giữa các nước được tăng cường.
- 2007, Hiến chương ASEAN được kí kết.
- Tháng 12/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, Cộng đồng ASEAN được thành lập.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ