Câu hỏi:
24/09/2024 192Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở
A. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
B. chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
C. chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
D. hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
B đúng
- A sai vì chúng chỉ là sự tổ chức lại các khu vực kinh tế theo đặc thù địa lý và lợi thế so sánh, không phản ánh sự thay đổi căn bản trong cấu trúc ngành nghề hoặc lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế.
- C sai vì chúng chỉ là các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng mà không nhất thiết làm thay đổi tỷ trọng và vai trò của các ngành kinh tế trong tổng thể nền kinh tế.
- D sai vì chúng chỉ là sự phát triển không gian sản xuất và đầu tư mà không nhất thiết dẫn đến sự thay đổi tỷ trọng hoặc vai trò của các ngành trong nền kinh tế.
*) Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới
- Công cuộc đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành:
+ Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp.
+ Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.
+ Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2017
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
+ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Trên cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm, năm 2002
Khu kinh tế biển Vân Đồn, Quảng Ninh
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
Câu 3:
Cho biểu đồ sau:
BIỂU ĐỒ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP TỪ NĂM 1990 ĐẾN NĂM 2002
Nhận định nào sau đây đúng:
Câu 5:
Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế?
Câu 7:
Ý nào sau đây không phải là thách thức của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới?
Câu 8:
Ý nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới?
Câu hỏi mới nhất
Xem thêm »-
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA (Đơn vị: 0C)
Địa điểm
Nhiệt độ TB tháng I
Nhiệt độ TB tháng VII
Nhiệt độ TB năm
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Vinh
17,6
29,6
23,9
Huế
19,7
29,4
25,1
Quy Nhơn
23,0
29,7
26,8
TP. Hồ Chí Minh
25,8
28,9
27,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với biên độ nhiệt độ một số địa điểm ở nước ta?
-
Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017
Năm
2005
2009
2012
2017
Tổng số dân (triệu người)
83,4
84,6
88,8
90,7
- Dân thành thị
23,3
23,9
27,3
29,0
- Dân nông thôn
60,1
60,7
61,5
61,7
Tốc độ tăng dân số (%)
1,17
1,09
1,11
1,06
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2017, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
-
-
-
-
-
-
-
-