Câu hỏi:
25/10/2024 194Chủ trương “vô sản hoá“ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm
A. Tăng thêm số lượng hội viên, mở rộng tổ chức
B. Kết hợp chủ nghĩa Mác – Lenin với phong trào công nhân
C. Tăng cường công tác vận động quần chúng
D. Phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Phong trào “vô sản hóa” (1928) đã truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào phong trào cách mạng cả nước, đặc biệt là phong trào công nhân. Chính vì thế, công nhân được nâng cao ý thức chính trị, đấu tranh không chỉ vì mục tiêu kinh tế nữa đồng thời có sự liên kết giữa các phong trào khác mà không bó hẹp trong phạm vi một xưởng, một địa phương.
Phong trào vô sản hóa đã thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ.
=> A, B, C sai
*Tìm hiểu thêm: "Hội Việt Nam Cách mạng Thanh thiên"
a. Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
-Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2 – 1925).
- Tháng 6– 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
b. Quá trình hoạt động
* Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, công nhân, nông dân,...
* Địa bàn hoạt động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại (Xiêm).
* Nền tảng tư tưởng chính trị: chủ nghĩa Mác – Lênin.
* Hoạt động tiêu biểu:
- Nguyễn Ái Quốc tiếp tục huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng.
- Tuyên truyền sách báo Mác-xít:
+ Ra báo Thanh niên (6 – 1925) làm cơ quan ngôn luận.
+ Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản.
– Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hoá”.
c. Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên:
- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
+ Chuẩn bị về tổ chức: xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống tổ chức, đưa đến sự ra đời các tổ chức cộng sản, từ đó hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành phong trào tự giác?
Câu 2:
"Nhiệm vụ của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do...". (Trích SGK Lịch sử 12 Cơ bản, tr.88, NXBGD 2008).
Đoạn tư liệu trên thuộc văn kiện nào?
Câu 3:
Liên minh công - nông là nhân tố chiến lược của cách mạng Việt Nam vì
Câu 4:
Sự kiện lịch sử nào đã chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Câu 7:
Nội dung nào không phải là mục tiêu của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
Câu 8:
Bối cảnh nào dẫn tới sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929?
Câu 9:
Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam (1926-1929) có ý nghĩa gì đối với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam?
Câu 10:
Đến tháng 9-1929, hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Việt Nam có sự thay đổi như thế nào?
Câu 11:
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt
Câu 13:
Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), kinh tế Việt Nam có đặc điểm
Câu 14:
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong hoàn cảnh
Câu 15:
Việt Nam Quốc dân Đảng là chính Đảng yêu nước theo khuynh hướng chính trị nào