Câu hỏi:
22/07/2024 169Cho 9,6 gam kim loại R tác dụng với 500ml dung dịch HNO3 cM vừa đủ thu được 2,24 lít khí A (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 59,2 gam muối khan. A là khí nào đây?
A. NH4NO3
B. NO
C. NO2
D. N2O
Trả lời:
Do khí A là sản phẩm khử duy nhất nên muối khan chỉ có R(NO3)n (n là hóa trị cao nhất của kim loại R)
Ta luôn có nR= n nên
==
→R=12n
Vì n chỉ nhận giá trị 1, 2, 3 nên ta thấy chỉ có n=2, R=24(Mg) là thỏa mãn
nMg=0,4mol, nkhí= 0,1mol
Quá trình cho e:
Mg→ Mg2++ 2e (1)
0,4→ 0,8 mol
Quá trình nhận e:
-Nếu khí có 1 nguyên tử N:
N+5 + (5-a) e→ N+a
(5-a).0,1 0,1
Theo ĐL bảo toàn electron có: 0,8= 0,1. (5-a)→ a= -3 loại
-Nếu khí có 2 nguyên tử N:
2N+5 + 2(5-a) e→ N2+a
(5-a).0,2 0,1
Theo ĐL bảo toàn electron có: 0,8= 0,2. (5-a)→ a= 1→ Khí là N2O
Đáp án D
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hòa tan 5,95 gam hỗn hợp Zn, Al có tỉ lệ mol 1:2 bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít một sản phẩm khử X duy nhất chứa nitơ. Sản phẩm X là:
Câu 2:
Lấy V ml dung dịch HNO3 67% (d=1,4 g/ml) pha loãng bằng nước được dung dịch mới hòa tan vừa đủ 4,5 gam Al và giải phóng hỗn hợp khí X gồm NO và N2O (sản phẩm khử duy nhất) có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của V bằng:
Câu 3:
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm NH4NO3, NH4HCO3 thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 18,625. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy thu được 10 gam kết tủa. Hàm lượng % của nguyên tố N trong hỗn hợp X là?
Câu 4:
Hòa tan hoàn toàn 1,35 gam Al bằng dung dịch HNO3 thoát ra 336ml khí X (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Công thức phân tử của khí X là:
Câu 5:
Cho m gam Al phản ứng vừa đủ với dung dịch có chứa 0,58 mol HNO3 thu được hỗn hợp gồm 0,03 mol N2O và 0,02 mol NO. Giá trị của m là:
Câu 6:
Hòa tan 12 gam Mg trong V ml dung dịch HNO3 2M vừa đủ thu được 2,24 lít khí N2O (đktc) và dung dịch X. Giá trị của V là:
Câu 7:
Hòa tan 6,21 gam kim loại M trong V ml dung dịch HNO3 0,2M vừa đủ thu được 1,68 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm 2 khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí (không còn sản phẩm khử nào khác). Tỉ khối hơi của X so với H2 là 17,2. Kim loại M và giá trị của V là:
Câu 8:
Hòa tan hoàn toàn 7,15 gam kim loại M hóa trị 2 vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,448 lít(đktc) hỗn hợp 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí (số mol hai khí bằng nhau) và dung dịch chứa 21,19 gam muối. Kim loại M là:
Câu 9:
Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại X bằng 200ml dung dịch HNO3 loãng, lạnh vừa đủ chỉ thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nhẹ thấy có 224ml khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HNO3 là:
Câu 10:
Chia m gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Mg, Al, Cu thành 2 phần bằng nhau:
-Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 10,528 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất).
-Phần 2: Tác dụng vừa đủ với Cl2 thu được 27,875 gam hỗn hợp muối clorua.
Khối lượng m gam hỗn hợp kim loại là:
Câu 11:
Hòa tan 0,03 mol FexOy trong dung dịch HNO3 dư thấy sinh ra 0,672 lít khí X duy nhất (đktc). X là:
Câu 12:
Hòa tan 1,68 gam kim loại Mg vào V lít dung dịch HNO3 0,25M vừa đủ thu được dung dịch X và 0,448 lít một chất khí Y duy nhất. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 11,16 gam muối khan. Công thức phân tử của khí Y và thể tích dung dịch HNO3 đã dùng là:
Câu 13:
Hòa tan hoàn toàn 21,6 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch D và không có khí thoát ra. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 6,72 lít khí (đktc). M là kim loại nào dưới đây?
Câu 14:
Cho 9,55 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng vừa đủ với 870ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch chứa m gam muối và 0,06 mol hỗn hợp khí N2 và N2O. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 là 20,667. Giá trị của m là:
Câu 15:
Khi cho 26,4 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra 8,96 lít hỗn hợp X gồm hai khí có tỉ lệ mol 1:1, trong đó có một khí màu nâu (phản ứng không tạo muối amoni, khí đo ở đktc). Xác định các khí có trong X.