Câu hỏi:
22/07/2024 148Cho 4,86 gam bột nhôm tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Đem cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 40,74
B. 21,3
C. 38,34
D. 23,46
Trả lời:
Ta có: nAl= 0,18 mol= nAl(NO3)3; nNO= 0,1 mol
QT cho e :
Al→ Al3++ 3e (1)
0,18 0,54 mol
QT nhận e :
N+5+ 3e → NO (2)
0,3 0,1
Nếu chỉ có quá trình nhận e (2) thì số mol e cho khác số mol e nhận
Do đó phải có quá trình :
NO3-+ 8e+ 10H+ → NH4+ + 3H2O (3)
0,24→ 0,03
Theo ĐL BT e : ne cho= ne nhận nên 0,54= 0,3+ ne nhận ở quá trình 3
→ ne nhận ở quá trình 3= 0,24 mol
Muối khan thu được có Al(NO3)3 : 0,18 mol; NH4NO3: 0,03 mol
→m=0,18. 213 + 0,03.80=40,74 gam
Đáp án A
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hòa tan 5,95 gam hỗn hợp Zn, Al có tỉ lệ mol 1:2 bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít một sản phẩm khử X duy nhất chứa nitơ. Sản phẩm X là:
Câu 2:
Lấy V ml dung dịch HNO3 67% (d=1,4 g/ml) pha loãng bằng nước được dung dịch mới hòa tan vừa đủ 4,5 gam Al và giải phóng hỗn hợp khí X gồm NO và N2O (sản phẩm khử duy nhất) có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của V bằng:
Câu 3:
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm NH4NO3, NH4HCO3 thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 18,625. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy thu được 10 gam kết tủa. Hàm lượng % của nguyên tố N trong hỗn hợp X là?
Câu 4:
Hòa tan hoàn toàn 1,35 gam Al bằng dung dịch HNO3 thoát ra 336ml khí X (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Công thức phân tử của khí X là:
Câu 5:
Cho m gam Al phản ứng vừa đủ với dung dịch có chứa 0,58 mol HNO3 thu được hỗn hợp gồm 0,03 mol N2O và 0,02 mol NO. Giá trị của m là:
Câu 6:
Hòa tan 12 gam Mg trong V ml dung dịch HNO3 2M vừa đủ thu được 2,24 lít khí N2O (đktc) và dung dịch X. Giá trị của V là:
Câu 7:
Hòa tan 6,21 gam kim loại M trong V ml dung dịch HNO3 0,2M vừa đủ thu được 1,68 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm 2 khí không màu, không hóa nâu ngoài không khí (không còn sản phẩm khử nào khác). Tỉ khối hơi của X so với H2 là 17,2. Kim loại M và giá trị của V là:
Câu 8:
Hòa tan hoàn toàn 7,15 gam kim loại M hóa trị 2 vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,448 lít(đktc) hỗn hợp 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí (số mol hai khí bằng nhau) và dung dịch chứa 21,19 gam muối. Kim loại M là:
Câu 9:
Hòa tan hoàn toàn m gam kim loại X bằng 200ml dung dịch HNO3 loãng, lạnh vừa đủ chỉ thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nhẹ thấy có 224ml khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HNO3 là:
Câu 10:
Chia m gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Mg, Al, Cu thành 2 phần bằng nhau:
-Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 10,528 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất).
-Phần 2: Tác dụng vừa đủ với Cl2 thu được 27,875 gam hỗn hợp muối clorua.
Khối lượng m gam hỗn hợp kim loại là:
Câu 11:
Hòa tan 0,03 mol FexOy trong dung dịch HNO3 dư thấy sinh ra 0,672 lít khí X duy nhất (đktc). X là:
Câu 12:
Cho 9,6 gam kim loại R tác dụng với 500ml dung dịch HNO3 cM vừa đủ thu được 2,24 lít khí A (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 59,2 gam muối khan. A là khí nào đây?
Câu 13:
Hòa tan 1,68 gam kim loại Mg vào V lít dung dịch HNO3 0,25M vừa đủ thu được dung dịch X và 0,448 lít một chất khí Y duy nhất. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 11,16 gam muối khan. Công thức phân tử của khí Y và thể tích dung dịch HNO3 đã dùng là:
Câu 14:
Hòa tan hoàn toàn 21,6 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch D và không có khí thoát ra. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 6,72 lít khí (đktc). M là kim loại nào dưới đây?
Câu 15:
Cho 9,55 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng vừa đủ với 870ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch chứa m gam muối và 0,06 mol hỗn hợp khí N2 và N2O. Tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 là 20,667. Giá trị của m là: