Câu hỏi:

21/07/2024 171

Chính tả : Nghe - viết:

Người ăn xin

      Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

      Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

      Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

      - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Sai 1 lỗi trừ 0,5 điểm, sai âm đầu, vần thanh trừ 0,5 điểm

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì?

Xem đáp án » 23/07/2024 2,076

Câu 2:

Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?

Xem đáp án » 21/07/2024 778

Câu 3:

Trong câu: “Lúc ấy, tôi đang đi trên phố.” Từ nào là danh từ?

Xem đáp án » 21/07/2024 332

Câu 4:

Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào?

Xem đáp án » 21/07/2024 287

Câu 5:

Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập:

NGƯỜI ĂN XIN

      Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại… Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

       Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

       Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

       Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

       - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

       Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

       - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

       Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão.

(Theo Tuốc-ghê- nhép)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 250

Câu 6:

Từ nào là từ láy?

Xem đáp án » 21/07/2024 225

Câu 7:

Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tinh thần đoàn kết?

Xem đáp án » 23/07/2024 197

Câu 8:

Đọc thành tiếng:

Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng (mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 khoảng: 1 phút 30 giây – 1 phút 50 giây) và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:

Bài 1: "Dế mèn bênh vực kẻ yếu"; đọc đoạn "Từ trong hốc đá,....quang hẳn." (trang 15).

Bài 2: "Người ăn xin"; đọc đoạn: "Trên người tôi .... của ông lão." (trang 30 và 31)

Bài 3: "Đôi giày ba ta màu xanh"; đoạn: "Sau này..., nhảy tưng tưng." (trang 81)

- Thời gian kiểm tra:

Đọc thầm, trả lời câu hỏi và bài tập trên giấy: 30 phút.

Đọc thành tiếng: tùy theo tình hình từng lớp, giáo viên tổ chức cho các em kiểm tra và chấm ngay tại lớp.

Xem đáp án » 22/07/2024 182

Câu 9:

Dấu hai chấm trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì?

Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Xem đáp án » 22/07/2024 175

Câu 10:

Chọn một trong hai đề sau:

1/ Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ,…) đang ở xa, để hỏi và chúc mừng năm mới người thân đó.

2/ Em hãy viết thư gửi một bạn ở trường khác để hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.

Xem đáp án » 22/07/2024 126

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »