Câu hỏi:
19/11/2024 252
Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ
Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ
A. công điền.
B. tịch điền.
C. quân điền.
D. doanh điền.
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ quân điền.
- Chế độ công điền hay công thổ là Chế độ ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước phong kiến.
→ A sai.
- Tịch Điền là lễ nhà vua đích thân cày ruộng nhằm khuyến khích dân chúng chăm lo việc cày cấy, phát triển nông nghiệp.
→ B sai.
- Dinh điền hay doanh điền là một hình thái chiêu tập lưu dân để khai khẩn đất hoang dưới sự quản lý của chính quyền.
→ D sai.
* Mở rộng:
Khái lược tiến trình lịch sử trung quốc từ thế kỉ thứ VII đến giữa thế kỉ XIX.
- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX Trung Quốc trải qua các triều đại lớn:
Thời gian |
Tên triều đại/ thời kì |
618 - 907 |
Nhà Đường |
907 - 960 |
Thời kì Ngũ Đại Thập quốc |
960 - 1279 |
Nhà Tống |
1271 - 1368 |
Nhà Nguyên |
1368 - 1644 |
Nhà Minh |
1644 - 1911 |
Nhà Thanh |
- Trong đó có 2 triều đại không phải do người Hán lập nên là triều Nguyên (người Mông Cổ thành lập) và triều Thanh ( người Mãn thành lập).
- Những triều đại phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa là nhà Đường, Tống, Minh.
- Nhà Thanh là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Từ giữa thế kỉ XIX nhà Thanh suy yếu, Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược.
2:Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
a. Tổ chức bộ máy nhà nước:
- Bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn từ trung ương đến địa phương
- Cử người thân tín đi cai quản các địa phương
- Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
b. Chính sách đối ngoại:
- Tiến hành chính sách bành trướng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược: Triều Tiên, Nội Mông, Tây Vực, cũng cố chế độ cai trị ở An Nam.
- Cuối thế kỉ VII lãnh thổ nhà Đường rộng gần gấp đôi nhà Hán.
c. Tình hình kinh tế:
- Vê nông nghiệp: Thi hành nhiều biện pháp giảm tô, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân. Thực hiện chế độ quân điền, do đó sản xuất phát triển.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. Gốm sứ và tơ lụa theo con đường tơ lụa đi đến tận Phương Tây
- Thương nghiệp: hình thành con đường tơ lụa và trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế của nhiều thương nhân khắp thế giới.
=> Kinh tế phát triển phồn thịnh.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Liên hệ và cho biết: những cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI) có tác động như thế nào đến sự phát triển của nhà nước Đại Việt đương thời?
Liên hệ và cho biết: những cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI) có tác động như thế nào đến sự phát triển của nhà nước Đại Việt đương thời?
Câu 2:
Tác phẩm nào dưới đây được xếp vào Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc thời phong kiến?
Tác phẩm nào dưới đây được xếp vào Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc thời phong kiến?
Câu 3:
Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Ấn Độ dưới thời Vương triều Mô-gôn là
Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Ấn Độ dưới thời Vương triều Mô-gôn là
Câu 7:
Phân tích tác động của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)
Phân tích tác động của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)
Câu 8:
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là do giai cấp tư sản muốn
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là do giai cấp tư sản muốn
Câu 10:
Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào ở Tây Âu?
Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào ở Tây Âu?
Câu 12:
Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ
Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ
Câu 13:
Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?
Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?