Câu hỏi:
24/09/2024 126Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là
A. Chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
B. Triển khai chiến lược toàn cầu với hi vọng làm bá chủ thế giới.
C. Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
D. Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Mỹ muốn thiết lập vị thế lãnh đạo toàn cầu, kiểm soát các khu vực chiến lược và ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Điều này phản ánh mục tiêu duy trì an ninh quốc gia, phát triển kinh tế và lan tỏa giá trị dân chủ của Mỹ trên toàn thế giới.
B đúng
- A sai vì chính sách này chủ yếu chỉ là một phần trong chiến lược lớn hơn nhằm duy trì vị thế toàn cầu và kiểm soát sự bành trướng của các thế lực đối kháng. Mỹ cũng thực hiện nhiều chiến lược hợp tác và ngoại giao với các quốc gia khác nhằm phát triển kinh tế và ổn định khu vực.
- C sai vì Mỹ cũng áp dụng nhiều chính sách ngoại giao và hợp tác quốc tế nhằm xây dựng quan hệ hòa bình và ổn định. Hơn nữa, không phải tất cả các hành động của Mỹ đều mang tính chất can thiệp, mà có nhiều trường hợp họ hỗ trợ phát triển và thúc đẩy dân chủ.
- D sai vì Mỹ thường thúc đẩy hợp tác và xây dựng các liên minh dựa trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. Hơn nữa, các nước đồng minh cũng có sự độc lập trong quyết định chính trị và kinh tế, không hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ.
* Chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống:
- Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
- Khởi xướng cuộc “Chiến tranh lạnh”, trực tiếp hay gián tiếp gây ra và ủng hộ hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược và bạo loạn.
- Từ năm 1972, Mĩ đã thực hiện chính sách “hòa hoãn” với Trung Quốc, Liên Xô. Sau thất bại ở Việt Nam, Mĩ vẫn tiếp tục thực hiện “Chiến lược toàn cầu” đối đầu với Liên Xô.
- Từ giữa những năm 80, xu hướng đối thoại hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế. Cuối năm 1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
- Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Mĩ thực hiện chiến lược: “Cam kết và mở rộng” dưới đời tổng thống B. Clintơn với ba mục tiêu cơ bản: bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự hùng mạnh để sẵn sàng chiến đấu; tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ, sử dung khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
- Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự Ianta tan rã (1991), Mĩ đang thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” chi phối và lãnh đạo toàn thế giới.
* Xét về mặt bản chất, mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” giống mục tiêu của “Chiến lược toàn cầu” ở chỗ, đều thể hiện và thực hiện cho tham vọng vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới của Mĩ. Nói một cách khác, chiến lược “Cam kết và mở rộng” vẫn là sự tiếp tục triển khai “Chiến lược toàn cầu” trong bối cảnh lịch sử mới.
=> Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau năm 1945 đến năm 2000 là thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Vì sao sau khi trật tự hai cực Ianta bị sụp đổ, Mỹ không thế thiết lập trật tự thế giới một cực?
Câu 4:
Kết quả lớn nhất Mĩ đạt được khi tiến hành cuộc Chiến tranh lạnh là gì?
Câu 5:
Ở thập kỉ 90 của thế kỉ XX, Mĩ đã triển khai chiến lược gì trong chính sách đối ngoại của mình?
Câu 7:
Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
Câu 9:
Cơ sở chủ yếu để Mỹ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Câu 10:
Trong các nội dung sau, nội dung không nằm trong chiến lược “cam kết và mở rộng” của Mĩ là
Câu 11:
Mĩ là nơi khởi đầu của cách mạng khoa học- kĩ thuận lần thứ hai là do
Câu 12:
Cơ sở nào để chính phủ Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
Câu 13:
Chiến lược toàn cầu của Mĩ với 3 mục tiêu chủ yếu, mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam?
Câu 15:
Yếu tố quyết định làm suy giảm vị thế kinh tế chính trị của Mỹ trong giai đoạn 1973-1991 là gì?