Câu hỏi:

20/07/2024 4,314

Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965 đã chứng tỏ

A. Bộ đội chủ lực của ta đã trưởng thành 

B. Quân dân ta có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ

Đáp án chính xác

C. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

D. Quân dân ta đã đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: B

Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965 đã chứng tỏ rằng quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng này.

 B đúng

- A sai vì mặc dù chiến thắng Vạn Tường cho thấy sự trưởng thành của bộ đội chủ lực, nhưng ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng này không chỉ là sự trưởng thành, mà là khả năng đánh bại chiến lược của Mỹ.

- C sai vì phong trào “đồng khởi” (1959- 1960) thắng lợi mới là bước ngoặt đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công liên tục, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, lực lượng chống Mỹ tăng lên nhanh chóng, hình thái lực lượng vũ trang 3 thứ quân xuất hiện từ phong trào “đồng khởi”. 

- D sai vì chiến thắng Vạn Tường chỉ chứng minh khả năng đánh bại chiến lược của Mỹ, chưa phải là đánh bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh cục bộ”. 

* Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân Miền Nam đã kiên cường chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” và đạt được nhiều thắng lợi.

Mặt trận quân sự:

- Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).

+ Mờ sáng ngày 18/8/1965, Mĩ huy động 9000 quân, 105 xe tăng và xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay phản lực chiến đấu, 6 tàu chiến, mở cuộc hành quân Vạn Tường.

+ Sau một ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực của quân Giải phóng miền Nam cùng với dân quân du kích tại địa phương đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 địch, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Lược đồ trận Vạn Tường – Quảng Ngãi (tháng 8/1965)

=> Mở ra khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”.

- Đập tan cuộc phản công của địch trong hai mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967).

+ Trong mùa khô 1965 – 1966, địch mở cuộc phản công lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V. => Quân ta trong thế trận Chiến tranh nhân dân đã chặn đánh, tiêu diệt địch ở nhiều hướng, loại khỏi vòng chiến đấu 104 000 tên địch, cùng nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh.

+ Trong mùa khô 1966 – 1967, địch mở cuộc phản công với 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định lớn. => Quân dân Miền Nam anh dũng chiến đấu, loại khỏi vòng chiến 151 000 tên địch cùng nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh.

- Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

=> Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”, đánh dấu bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Mặt trận chính trị - ngoại giao

- Ở hầu khắp các vùng nông thôn, nông dân đã đứng lên đấu tranh chống phá ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược”.

- Tại các thành thị, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, học sinh, sinh viên, Phật tử,... diễn ra mạnh mẽ.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Thanh niên, học sinh, sinh viên Sài Gòn biểu tình đòi Mĩ và chính quyền Sài Gòn bãi bỏ lệnh động viên

- Uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam trên trường quốc tế được tăng cường.

Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết SGK Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

Giải Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mĩ, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chiến lược “chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh nào?

Xem đáp án » 05/09/2024 1,586

Câu 2:

Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là

Xem đáp án » 18/07/2024 1,161

Câu 3:

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ra đời trong hoàn cảnh nào?

Xem đáp án » 08/10/2024 823

Câu 4:

Chiến thuật được sử dụng trong trong “Chiến tranh đặc biệt” là

Xem đáp án » 16/07/2024 790

Câu 5:

Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì?

Xem đáp án » 04/08/2024 742

Câu 6:

Ngày 6-6-1969 gắn liền với sự kiện nào trong lịch sử dân tộc ta?

Xem đáp án » 04/08/2024 642

Câu 7:

Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của miền Bắc là gì?

Xem đáp án » 18/08/2024 573

Câu 8:

Mỹ dựa vào sự kiện nào để thực hiện ném bom bắn phá miền Bắc ở một số nơi?

Xem đáp án » 04/08/2024 412

Câu 9:

Vạn Tường là vùng đất thuộc tỉnh

Xem đáp án » 04/08/2024 344

Câu 10:

Chiến thắng Ấp Bắc của quân ta đã dấy lên phong trào nào trên khắp cả nước

Xem đáp án » 04/08/2024 276

Câu 11:

Chiến thắng Phước Long, giúp Bộ Chính trị bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam như thế nào?

Xem đáp án » 16/07/2024 261

Câu 12:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã lần lượt trải qua các chiến dịch nào?

Xem đáp án » 04/08/2024 256

Câu 13:

Từ năm 1969 đến năm 1973, ở miền Nam Việt Nam đế quốc Mĩ đã thực hiện chiến lược

Xem đáp án » 16/07/2024 254

Câu 14:

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ được thực hiện bằng lực lượng nào?

Xem đáp án » 04/08/2024 235

Câu 15:

Mục tiêu chung của cách mạng hai miền sau Hiệp định Giơnevơ là gì?

Xem đáp án » 04/08/2024 227

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »