Câu hỏi:

14/08/2024 7,145

Chăn nuôi lợn của nước ta tập trung chủ yếu ở các vùng

A. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

C. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

- Chăn nuôi lợn của nước ta  tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Theo quy luật, chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở đồng bằng, chủ yếu là do đồng bằng tập trung đông dân cư, là nơi sản xuất nhiều lương thực, rau màu, nơi có nguồn thức ăn đảm bảo và nơi có thị trường lớn

- Nhờ lợi thế về khí hậu nên trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ.

→ A sai

- Gia súc ăn cỏ được nuôi nhiều ở khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên vì ở các vùng đó có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ: khí hậu nhiệt đới ánh nắng chan hòa, độ ẩm không quá cao và có  nhiều cánh đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.

→ C.B sai

* Ngành chăn nuôi

- Tình hình: tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta từng bước tăng vững chắc.

- Xu hướng: ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp. Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

- Điều kiện phát triển:

+ Thuận lợi: cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn; các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.

+ Khó khăn: giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao; Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe doạ lan tràn trên diện rộng,…

* Chăn nuôi lợn và gia cầm

- Lợn và gia cầm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại.

- Chăn nuôi gà công nghiệp đã phát triển mạnh ở các tỉnh giáp các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) và ở các địa phương có các cơ sở công nghiệp chế biến thịt.

* Chăn nuôi gia súc ăn cỏ

- Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên.

- Đàn trâu, đàn bò có xu hướng tăng mạnh. Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (hơn 1/2 đàn trâu cả nước) và Bắc Trung Bộ. Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Chăn nuôi bò sữa đã phát triển khá mạnh ở ven TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,… với tổng đàn khoảng 50 nghìn con.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất của nước ta hiện nay là

Xem đáp án » 23/07/2024 25,025

Câu 2:

Cây công nghiệp ở nước ta có nguồn gốc chủ yếu là

Xem đáp án » 20/07/2024 10,820

Câu 3:

Vùng nào có số lượng đàn trâu lớn nhất nước ta?

Xem đáp án » 05/10/2024 9,901

Câu 4:

Hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất ở nước ta là

Xem đáp án » 11/12/2024 5,137

Câu 5:

Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc lớn ở trung du và miền núi nước ta chủ yếu dựa vào

Xem đáp án » 23/07/2024 3,884

Câu 6:

Trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng có xu hướng tăng nhanh về tỉ trọng những năm gần đây là

Xem đáp án » 20/07/2024 1,563

Câu 7:

Vùng có năng suất lúa lớn nhất nước ta là

Xem đáp án » 17/10/2024 1,145

Câu 8:

Việt Nam là nước đứng hàng đầu thế giới về các loại nông sản như

Xem đáp án » 04/10/2024 850

Câu 9:

Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là

Xem đáp án » 19/07/2024 737

Câu 10:

Chăn nuôi bò sữa ở nước ta hiện nay có xu hướng phát triển mạnh ở khu vực nào sau đây?

Xem đáp án » 21/07/2024 531

Câu 11:

Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất ở nước ta là

Xem đáp án » 20/07/2024 399