Câu hỏi:
13/03/2025 25Hoàng tử học nghề
Vua nước Ba Tư kén vợ cho hoàng tử. Thật kì lạ, hoàng tử chỉ muốn lấy con gái một người chăn cừu. Nhà vua khuyên mãi không được, đành cử sứ giả đến tìm cô gái.
Cô gái hỏi:
– Hoàng tử làm nghề gì?
Sứ giả ngạc nhiên:
– Hoàng tử là con vua, chàng không phải làm gì cả.
Cô gái bảo:
– Chàng phải học một nghề gì đó mới được!
Nghe sứ giả trở về tâu lại, nhà vua hỏi hoàng tử:
– Cô gái ấy muốn con học một nghề nào đó. Con còn muốn lấy cô ta nữa hay thôi?
Hoàng tử thưa:
– Con sẽ học nghề dệt thảm rơm.
Nhà vua đành mời một thợ giỏi đến dạy chàng. Chỉ sau vài ba ngày, hoàng tử đã dệt được những tấm thảm rơm rất đẹp. Sứ giả bên trở lại nhà cô gái, đưa cho cô xem những tấm thảm ấy. Thế là cô gái đồng ý. Nàng trở thành vợ hoàng tử.
Một hôm, hoàng tử đi chơi xa. Chàng rẽ vào một quán ăn, không ngờ đầy là sào huyệt của bọn cướp. Chúng nhốt hoàng tử vào một phòng giam, đòi tiền chuộc. Hoàng tử bảo:
– Tôi là thợ dệt thảm rơm. Tôi sống một mình nên không ai đem tiền chuộc đến được đâu. Nhưng hôm qua, nhà vua vừa cho người đến đặt tôi làm một tấm thảm lớn. Nếu mang thảm đến đó bán thì sẽ được một món tiền to.
Thế là bọn cướp mang rơm cho chàng dệt, rồi đem thảm đến cung vua. Nhà vua đua tấm thảm cho vợ hoàng tử. Nàng chăm chú ngắm nhìn từng nét hoa văn trên thảm. Hoá ra, đó là một bức một thư, chỉ chỗ bọn cướp giam giữ hoàng tử. Nhà vua liền cho quân đến cứu chàng. Gặp lại vợ, hoàng tử cảm động cầm tay nàng, bảo:
– Cảm ơn nàng. Nhờ có nàng mà ta thoát chết.
Truyện dân gian Ba Tư
Câu chuyện trên gồm mấy đoạn? Tóm tắt nội dung mỗi đoạn.
Trả lời:

* Đáp án:
Câu chuyện trên gồm 3 đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến “tìm cô gái”: Hoàng tử muốn lấy vợ là một cô gái làm nghề chăn cừu, điều này khiến nhà vua quan ngại và cử sứ giải đến tìm cô gái đó.
Đoạn 2: Tiếp theo đến “vợ hoàng tử”: Cô gái đề xuất hoàng tử cần học một nghề trước khi kết hôn, hoàng tử quyết định học nghề dệt thảm rơm và trở nên thành thạo rồi kết hôn với cô gái.
Đoạn 3: Còn lại: Hoàng tử bị cướp bắt và nhốt trong sào huyệt. Nhưng nhờ vào kỹ năng dệt thảm rơm, hoàng tử đã lừa được bọn cướp và gửi được thông điệp cứu nguy tới vợ. Nhà vua và quân đội đến cứu hoàng tử, và cuối cùng hoàng tử được giải thoát và trở về an toàn.
* Kiến thức mở rộng:
Ý NGHĨA, NỘI DUNG CÂU CHUYỆN "HOÀNG TỬ HỌC NGHỀ"
1. Ý nghĩa của câu chuyện
- Giá trị của lao động và kỹ năng sống
+ Câu chuyện đề cao tầm quan trọng của việc có một nghề trong tay, dù là người quyền quý hay dân thường.
+ Nhờ có nghề dệt thảm rơm, hoàng tử không chỉ lấy được cô gái mà còn cứu được chính mình.
- Trí thông minh và lòng dũng cảm
+ Hoàng tử không hoảng sợ khi bị bắt mà dùng trí tuệ để truyền tin cầu cứu qua tấm thảm rơm.
+ Cô gái cũng rất thông minh khi đưa ra yêu cầu có ý nghĩa và nhận ra thông điệp trong tấm thảm.
- Thông điệp về tình yêu chân thành
+ Cô gái không chọn hoàng tử vì địa vị, mà vì phẩm chất và sự chăm chỉ của chàng.
+ Hoàng tử nhờ nghe theo lời vợ mà có thể vượt qua hoạn nạn.
3. Nghệ thuật trong truyện
- Tình huống truyện hấp dẫn, kịch tính
+ Câu chuyện có yếu tố bất ngờ: từ việc kén vợ, học nghề, bị bắt cóc đến cách hoàng tử gửi tin cầu cứu.
+ Cao trào của câu chuyện nằm ở chi tiết bọn cướp mang tấm thảm đến cung vua, giúp giải thoát hoàng tử.
- Xây dựng nhân vật có cá tính rõ ràng
+ Hoàng tử: Ban đầu không có nghề, nhưng biết lắng nghe và cố gắng học hỏi.
+ Cô gái chăn cừu: Thông minh, thực tế, không bị địa vị làm mờ mắt.
+ Nhà vua: Ban đầu không đồng tình, nhưng sau cũng chấp nhận yêu cầu hợp lý của cô gái.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây:
b) Trời vẫn còn lạnh lắm và những thân cây vẫn còn run rẩy.
THEO NGUYỄN PHAN HÁCH
Câu 2:
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu
Gợi ý
– Việt sử giai thoại (Nguyễn Khắc Thuần)
– Danh nhân đất Việt (Văn Lang, Quỳnh Cư, Nguyễn Anh)
– Kể chuyện Bác Hồ (Nhiều tác giả)
– Tuyển tập truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi (Nhiều tác giả)
– Dòng Lô xanh thẳm (Đỗ Hàn)
Câu 3:
Em hãy đóng vai cô chủ tiệm tạp hoá, kể lại một đoạn trong bài đọc Cậu bé và con heo đất.
Câu 4:
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về học và hành
Câu 5:
Dựa vào nội dung Bài đọc 1, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về việc làm của cậu bé trong câu chuyện.
Câu 6:
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về việc phân xử, giải quyết các tình huống bất đồng trong cuộc sống.
Câu 7:
Các vế câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?
b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.
Theo NGUYỄN PHAN HÁCH
Câu 8:
Các vế câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?
d) Mây đen đang ùn ùn kéo đến: mưa sắp xuống rồi.
THÁI AN
Câu 9:
Tìm câu ghép trong mỗi đoạn văn dưới đây. Các về câu được nối với nhau bằng cách nào?
b) Mới đây thôi, đồng lúa phơi một màu vàng chanh; còn bây giờ, nó đã rực lên màu vàng cam rồi. Mặt Trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa. Dường như đồng lúa và Mặt Trời đang có một sự đua tài thầm kín nào đấy. Mặt Trời càng xuống thấp, cánh đồng càng dâng lên.
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Câu 10:
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc ở nhà về vẻ đẹp của thiên nhiên hoặc của con người, cuộc sống quanh em.
Gợi ý
– Ai dậy sớm (Võ Quảng)
– Dạt dào sông nước (Nguyễn Như Mai, Nguyễn Quốc Tín, Nguyễn Huy Thắng)
– Chậm lại nào (Nhiều tác giả)
– Câu chuyện của cây xanh (Hoàng Phương Thuý, Chu Đức Thắng)
Câu 11:
Nêu ý kiến của em về vấn đề “Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường?”.
Câu 12:
Cậu bé và con heo đất
Trong một lần theo ba lên thị xã, Hải mua được con heo đất. Con heo trông tròn xoay, ngộ nghĩnh, lại giữ được tiền nên các bạn trong xóm rất mê. Chẳng bao lâu, mỗi bạn đều mua một con và đua nhau để dành tiền tiết kiệm. Mỗi lần cho heo "ăn", Hải đều nhớ lời má dặn, ghi số tiền vào một cuốn sổ.
Sắp đến năm học mới, bụng chú heo đã đầy ăm ắp. Hải định mổ heo, lấy tiền mua quần áo mới. Nhưng mấy ngày qua, xem truyền hình, em thương các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt quá. Thấy các cô bác trong xã đang quyên góp tiền hỗ trợ người dân bị thiên tai, Hải cũng xin ba mà cho mổ heo, lấy tiền để đóng góp.
Nhưng khi đập bể heo, em thấy lạ quá: đếm đi đếm lại vẫn dư ra gần ba trăm nghìn. Lại có nhiều tờ hai mươi nghìn, năm mươi nghìn. Tiền mà Hải nhờ heo giữ giúp thường chỉ là tiền lẻ. Không lẽ ba mà cũng bỏ tiền tiết kiệm vào bụng heo? Hay có cô tiên thấy Hải ngoan nên thưởng cho em?
Nghĩ mãi, Hải chợt giật mình nhớ ra: Hôm mua con heo đất, em chọn đi chọn lại mãi. Cuối cùng, vì thích một con heo trên một quầy hơn những con trong quầy nên em đã lấy nó. Lỡ nó là heo đất của con cô chủ tiệm vô ý để trên mặt quầy thì sao nhỉ?
Thế rồi một buổi sáng, tiệm tạp hoá có hai vị khách ghé thăm. Đó là Hải được ba đưa đến tận nơi để trả lại số tiền không phải của em. Cô chủ tiệm rất cảm động vì chuyện xảy ra đã rất lâu mà cậu bé vẫn còn nhớ. Cô cũng cảm động hơn nữa khi được biết Hải sẽ đem toàn bộ số tiền tiết kiệm ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt. Cô đưa thêm mấy trăm nghìn, nhờ Hải giúp cô gửi đến đồng bào bị thiên tai.
Theo PHAN ANH HOAN
Tìm chi tiết cho thấy Hải là một cậu bé rất hồn nhiên.
Câu 13:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đầu năm học mới, chúng em được học bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Ngay từ đầu, lời thơ dịu dàng, âu yếm đã cuốn hút em. Em yêu những cánh cô nhẹ nhàng bay vào giấc ngủ, đậu trên vành nôi của em bé theo lời ru của mẹ. Em yêu đôi bàn tay của mẹ đan len thành áo, lấy bông làm tấm gối êm. Thật thú vị khi thấy những cánh bướm và trái cây chín hồng in trên gối, trên chăn, trên áo quần của bé như cũng từ bên ngoài bay vào với bé. Con búp bê bỗng trở thành một người bạn cầm quà đến chơi. Ông trăng trên trời, đám mây, ngọn gió ghé vào thăm, thì thầm kể cho bé biết bao điều mới lạ. Bài thơ không có câu nào tả em bé nhưng vẫn hiện lên hình ảnh em nằm trong nôi, như chiếc búp trên cành, nhận được biết bao tình yêu mến. Đọc bài thơ, em thấy yêu thêm em bé của mình ở nhà và hiểu thêm về tình thương yêu mà cha mẹ đã dành cho mỗi đứa con.
LÊ MINH THẢO
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về điều gì?
Câu 14:
Trong những câu dưới đây, các từ mặt, xanh, chạy mang nghĩa gốc? Trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
a) Mặt
– (1) Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thu – làm việc... Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.
– (2) Tôi và Thu ngắm mãi không biết chán những miếng và trên mặt đường.
Câu 15:
Mầm non
Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nhỏ nhỏ
Còn nằm nép lặng im.
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hồi hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Thấy chỉ cội với cành
Một chú thỏ phóng nhanh
Chạy nấp vào bụi vắng
Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ làn rêu...
Chợt một tiếng chim kêu:
– Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy.
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc...
VÕ QUẢNG
Từ “mầm non” trong bài thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Em hãy đặt một câu có từ "mầm non" được dùng theo nghĩa khác với nghĩa trong bài thơ