Câu hỏi:
21/03/2025 136Em hãy đóng vai cô chủ tiệm tạp hoá, kể lại một đoạn trong bài đọc Cậu bé và con heo đất.
Trả lời:

* Đáp án:
Tôi là chủ một tiệm tạp hoá nhỏ trên thị xã, cách đây cũng rất lâu rồi có một cậu bé đi cùng ba đến cửa hàng tôi để mua heo đất tiết kiệm. Một thời gian sau vào một buổi sáng cậu bé đó cùng ba quy lại đưa lại cho tôi một số tiền khoảng 300 nghìn. Tôi thắc mắc hỏi cậu bé tại sao lại đưa tiền cho tôi, cậu bé thành thật nhìn tôi bằng ánh mắt long lanh và nói rằng số tiền này đã có trước khi cậu bé nuôi heo đất nên cậu bé đoán rằng số tiền này là của tôi. Tôi thật sự ngạc nhiên khi chuyện đã xảy rất lâu mà cậu bé vẫn nhớ để tìm trả lại cho tôi. Cậu bé nói rằng số tiền tiết kiệm đó sẽ để mua quần áo cho năm học mới, nhưng thời gian gần đây thấy báo đài đưa tin về những em nhỏ đang chịu ảnh hưởng của lũ lụt nên đã dùng số tiền đó để quyên góp. Một cậu bé nhỏ tuổi nhưng lại làm tôi rất bất ngờ với suy nghĩ và cả những phẩm chất đáng quý từ cậu. Cảm động trước tấm lòng của cậu bé, thay vì lấy lại 300 nghìn đó tôi đã đưa cho cậu bé thêm một số tiền nhỏ và nhờ cậu bé thay mình ủng hộ đến những bạn nhỏ khó khăn
* Kiến thức mở rộng:
LƯU Ý KHI KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
1. Xác định vai kể
- Người kể chuyện có thể là:
+ Nhân vật chính trong câu chuyện (tôi, mình...).
+ Một nhân vật phụ chứng kiến câu chuyện.
+ Người kể chuyện ngoài cuộc (không tham gia vào câu chuyện, chỉ thuật lại sự việc).
- Tác động của việc thay đổi vai kể:
+ Nếu kể theo ngôi thứ nhất (nhân vật tự kể): Giúp câu chuyện chân thực, sinh động hơn, bộc lộ cảm xúc rõ ràng.
+ Nếu kể theo ngôi thứ ba (người ngoài cuộc kể): Câu chuyện khách quan hơn, giúp người nghe hiểu toàn bộ tình
tiết.
2. Thay đổi lời kể
- Khi thay đổi vai kể, cần thay đổi lời kể để phù hợp với góc nhìn của nhân vật:
+ Nếu kể theo ngôi thứ nhất, sử dụng đại từ "tôi", "mình", "chúng tôi".
+ Nếu kể theo ngôi thứ ba, dùng đại từ "cậu bé", "cô bé", "anh ấy", "bà lão", "họ"...
+ Có thể thay đổi cách nhìn nhận sự việc và cảm xúc của nhân vật khi kể lại câu chuyện.
- Ví dụ:
+ Câu chuyện "Cô bé bán diêm" (Ngôi thứ ba)
"Đêm giao thừa, một cô bé nghèo ngồi co ro trên đường phố lạnh giá. Cô bé cố gắng quẹt từng que diêm để sưởi ấm
đôi tay. Trong ánh sáng le lói, cô thấy những ước mơ của mình hiện ra, nhưng rồi chúng vụt tắt trong cái lạnh giá
của đêm đông."
- Chuyển sang ngôi thứ nhất (Cô bé bán diêm tự kể)
+ "Tôi co ro ngồi trên đường phố, lạnh buốt. Bàn tay run rẩy, tôi quẹt một que diêm. Trong ánh sáng nhỏ nhoi, tôi
thấy một bàn ăn ấm áp, một cây thông Noel rực rỡ. Nhưng rồi tất cả nhanh chóng biến mất... Tôi lại chìm vào cái
lạnh vô tận của đêm đông."
- Nhận xét: Khi đổi sang ngôi thứ nhất, câu chuyện trở nên gần gũi, cảm xúc mạnh mẽ hơn vì chính nhân vật đang
kể về số phận của mình.
3. Giữ nội dung chính nhưng có thể sáng tạo thêm
- Cốt truyện chính vẫn giữ nguyên, nhưng có thể thêm tình tiết mới để câu chuyện sinh động hơn.
- Có thể thay đổi suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật để tạo sự mới mẻ.
- Lời kể nên tự nhiên, phù hợp với nhân vật.
4. Sử dụng lời thoại sinh động
- Kể chuyện sáng tạo cần có nhiều lời thoại để nhân vật bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc.
- Lời thoại phải phù hợp với tính cách nhân vật.
- Ví dụ:
Lời kể đơn giản:
"Cậu bé rất sợ hãi khi đi qua khu rừng tối."
- Lời kể sáng tạo có lời thoại:
"Tim tôi đập thình thịch. Tôi thì thầm: 'Có ai ở đây không?' Nhưng chỉ có tiếng gió rít qua kẽ lá, làm tôi càng thêm
lo lắng."
- Nhận xét: Câu chuyện có lời thoại sẽ hấp dẫn hơn, giúp người nghe cảm nhận rõ cảm xúc của nhân vật.
5. Lưu ý cách diễn đạt
- Sử dụng câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Tránh kể khô khan, chỉ liệt kê sự kiện.
- Kết hợp các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa để câu chuyện sinh động.
- Ví dụ:
- Câu kể đơn giản:
"Trời mưa rất to."
- Câu kể sáng tạo:
"Những hạt mưa rơi lộp độp xuống mái nhà, như muốn nhảy múa trên những phiến ngói lạnh lẽo."
Nhận xét: Câu văn thứ hai giàu hình ảnh, giúp người đọc dễ hình dung hơn.
6. Kết bài ấn tượng
- Kết thúc câu chuyện có thể:
Mở ra một tình huống mới để người đọc suy nghĩ tiếp.
Nêu cảm nhận của nhân vật nếu kể ở ngôi thứ nhất.
Nhấn mạnh bài học rút ra nếu kể theo ngôi thứ ba.
- Ví dụ:
+ Cách kết truyền thống:
"Từ đó, cậu bé hiểu rằng sự chăm chỉ sẽ giúp mình đạt được ước mơ."
+ Cách kết sáng tạo:
"Tôi mỉm cười, siết chặt quyển sách trong tay. Tôi biết, con đường phía trước còn dài, nhưng tôi sẽ không bỏ cuộc!"
- Nhận xét: Cách kết thứ hai giúp câu chuyện có chiều sâu và truyền cảm hứng hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây:
b) Trời vẫn còn lạnh lắm và những thân cây vẫn còn run rẩy.
THEO NGUYỄN PHAN HÁCH
Câu 2:
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu
Gợi ý
– Việt sử giai thoại (Nguyễn Khắc Thuần)
– Danh nhân đất Việt (Văn Lang, Quỳnh Cư, Nguyễn Anh)
– Kể chuyện Bác Hồ (Nhiều tác giả)
– Tuyển tập truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi (Nhiều tác giả)
– Dòng Lô xanh thẳm (Đỗ Hàn)
Câu 3:
Dựa vào nội dung Bài đọc 1, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về việc làm của cậu bé trong câu chuyện.
Câu 4:
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về học và hành
Câu 5:
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về việc phân xử, giải quyết các tình huống bất đồng trong cuộc sống.
Câu 6:
Cậu bé và con heo đất
Trong một lần theo ba lên thị xã, Hải mua được con heo đất. Con heo trông tròn xoay, ngộ nghĩnh, lại giữ được tiền nên các bạn trong xóm rất mê. Chẳng bao lâu, mỗi bạn đều mua một con và đua nhau để dành tiền tiết kiệm. Mỗi lần cho heo "ăn", Hải đều nhớ lời má dặn, ghi số tiền vào một cuốn sổ.
Sắp đến năm học mới, bụng chú heo đã đầy ăm ắp. Hải định mổ heo, lấy tiền mua quần áo mới. Nhưng mấy ngày qua, xem truyền hình, em thương các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt quá. Thấy các cô bác trong xã đang quyên góp tiền hỗ trợ người dân bị thiên tai, Hải cũng xin ba mà cho mổ heo, lấy tiền để đóng góp.
Nhưng khi đập bể heo, em thấy lạ quá: đếm đi đếm lại vẫn dư ra gần ba trăm nghìn. Lại có nhiều tờ hai mươi nghìn, năm mươi nghìn. Tiền mà Hải nhờ heo giữ giúp thường chỉ là tiền lẻ. Không lẽ ba mà cũng bỏ tiền tiết kiệm vào bụng heo? Hay có cô tiên thấy Hải ngoan nên thưởng cho em?
Nghĩ mãi, Hải chợt giật mình nhớ ra: Hôm mua con heo đất, em chọn đi chọn lại mãi. Cuối cùng, vì thích một con heo trên một quầy hơn những con trong quầy nên em đã lấy nó. Lỡ nó là heo đất của con cô chủ tiệm vô ý để trên mặt quầy thì sao nhỉ?
Thế rồi một buổi sáng, tiệm tạp hoá có hai vị khách ghé thăm. Đó là Hải được ba đưa đến tận nơi để trả lại số tiền không phải của em. Cô chủ tiệm rất cảm động vì chuyện xảy ra đã rất lâu mà cậu bé vẫn còn nhớ. Cô cũng cảm động hơn nữa khi được biết Hải sẽ đem toàn bộ số tiền tiết kiệm ủng hộ các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt. Cô đưa thêm mấy trăm nghìn, nhờ Hải giúp cô gửi đến đồng bào bị thiên tai.
Theo PHAN ANH HOAN
Tìm chi tiết cho thấy Hải là một cậu bé rất hồn nhiên.
Câu 7:
Tìm câu ghép trong mỗi đoạn văn dưới đây. Các về câu được nối với nhau bằng cách nào?
b) Mới đây thôi, đồng lúa phơi một màu vàng chanh; còn bây giờ, nó đã rực lên màu vàng cam rồi. Mặt Trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa. Dường như đồng lúa và Mặt Trời đang có một sự đua tài thầm kín nào đấy. Mặt Trời càng xuống thấp, cánh đồng càng dâng lên.
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Câu 8:
Các vế câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?
b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.
Theo NGUYỄN PHAN HÁCH
Câu 9:
Các vế câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?
d) Mây đen đang ùn ùn kéo đến: mưa sắp xuống rồi.
THÁI AN
Câu 10:
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc ở nhà về vẻ đẹp của thiên nhiên hoặc của con người, cuộc sống quanh em.
Gợi ý
– Ai dậy sớm (Võ Quảng)
– Dạt dào sông nước (Nguyễn Như Mai, Nguyễn Quốc Tín, Nguyễn Huy Thắng)
– Chậm lại nào (Nhiều tác giả)
– Câu chuyện của cây xanh (Hoàng Phương Thuý, Chu Đức Thắng)
Câu 11:
Nêu ý kiến của em về vấn đề “Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường?”.
Câu 12:
Mầm non
Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nhỏ nhỏ
Còn nằm nép lặng im.
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hồi hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Thấy chỉ cội với cành
Một chú thỏ phóng nhanh
Chạy nấp vào bụi vắng
Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ làn rêu...
Chợt một tiếng chim kêu:
– Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy.
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc...
VÕ QUẢNG
Từ “mầm non” trong bài thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Em hãy đặt một câu có từ "mầm non" được dùng theo nghĩa khác với nghĩa trong bài thơ
Câu 13:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đầu năm học mới, chúng em được học bài thơ Khi bé Hoa ra đời của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu. Ngay từ đầu, lời thơ dịu dàng, âu yếm đã cuốn hút em. Em yêu những cánh cô nhẹ nhàng bay vào giấc ngủ, đậu trên vành nôi của em bé theo lời ru của mẹ. Em yêu đôi bàn tay của mẹ đan len thành áo, lấy bông làm tấm gối êm. Thật thú vị khi thấy những cánh bướm và trái cây chín hồng in trên gối, trên chăn, trên áo quần của bé như cũng từ bên ngoài bay vào với bé. Con búp bê bỗng trở thành một người bạn cầm quà đến chơi. Ông trăng trên trời, đám mây, ngọn gió ghé vào thăm, thì thầm kể cho bé biết bao điều mới lạ. Bài thơ không có câu nào tả em bé nhưng vẫn hiện lên hình ảnh em nằm trong nôi, như chiếc búp trên cành, nhận được biết bao tình yêu mến. Đọc bài thơ, em thấy yêu thêm em bé của mình ở nhà và hiểu thêm về tình thương yêu mà cha mẹ đã dành cho mỗi đứa con.
LÊ MINH THẢO
Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết về điều gì?
Câu 14:
Trong những câu dưới đây, các từ mặt, xanh, chạy mang nghĩa gốc? Trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
a) Mặt
– (1) Một buổi sáng, chúng tôi đến chỗ bác Tâm – mẹ của Thu – làm việc... Bác đội mũ, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt.
– (2) Tôi và Thu ngắm mãi không biết chán những miếng và trên mặt đường.
Câu 15:
Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau.
Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm [...]. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối lốm đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xả xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng.
Không còn có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.
Vì sao có thể nói các từ ngữ chỉ màu sắc trong bài đã tạo nên bức tranh đẹp về một vùng quê trù phú và đa dạng?