Câu hỏi:
04/08/2024 114Căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) không phải là
A. nơi đứng chân của lực lượng vũ trang.
B. một loại hình hậu phương kháng chiến.
C. trận địa tiến công quân xâm lược.
D. nơi đối phương bất khả xâm phạm.
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
Căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954) là căn cứ địa Việt Bắc. Nó không phải là nơi đối phương bất khả xâm phạm vì trên thực tế thực dân Pháp đã nhiều lần tổ chức các cuộc tiến công lên khu vực này, thiết lập ở đây một hệ thống phòng thủ trên đường số 4 trong kế hoạch Rơve.
→ D đúng.A,B,C sai
Một số thắng lợi quân sự tiêu biểu trong những năm 1946-1950:
- Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 (tháng 12-1946 đến tháng 2-1947)
+ Diễn biến: diễn ra từ ngày 19-12-1946 đến ngày 17-2-1947 ở các đô thị như: Nam Định, Vinh,... Đặc biệt, ở Hà Nội, các trận đánh ác liệt đã diễn ra tại khu vực Bắc Bộ Phủ, Bưu điện Bờ Hồ, ga Hàng Cỏ, phố Khâm Thiên,...
+ Kết quả: đã giam chân quân Pháp ở Hà Nội và các thành phố, thị xã; lực lượng quân chủ lực của ta đã chủ động rút lui an toàn ra căn cứ kháng chiến.
+ Ý nghĩa: làm thất bại một bước kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; có thêm thời gian để di chuyển cơ quan kháng chiến, cơ sở vật chất,.. lên chiến khu; củng cố niềm tin của quân dân cả nước vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947
+ Diễn biến: diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12-1947 khi thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc. Quân đội Việt Nam chủ động bao vây, tiến công đẩy lùi quân Pháp khỏi một số vị trí quan trọng: Chợ Đồn, Chợ Rã, Đoan Hùng...
+ Kết quả: Sau hai tháng, đại bộ phận quân Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc; cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến được bảo vệ an toàn; bộ đội ta thu được nhiều vũ khí và ngày càng trưởng thành.
+ Ý nghĩa: Đây là chiến dịch phản công lớn đầu tiên, đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, mở ra giai đoạn mới của cuộc kháng chiến.
- Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950
+ Diễn biến: diễn ra từ tháng 9 đến tháng 10-1950 ở khu vực biên giới Việt-Trung. Quân đội Việt Nam tấn công cứ điểm Đông Khê, mai phục, chặn đánh quân Pháp ở nhiều nơi trên Đường số 4, buộc chúng phải rút chạy.
+ Kết quả: Sau gần một tháng, quân ta đã giải phóng được khu vực biên giới rộng lớn, mở đường liên lạc quốc tế, bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc, chọc thủng Hành lang Đông-Tây, làm phá sản Kế hoạch Rơ-ve của Pháp.
+ Ý nghĩa: Đây là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam. Từ đây, quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Giải Lịch sử 12 Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” đều diễn ra trong hoàn cảnh
Câu 2:
Điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh “Chiến tranh đặc biệt" là gì?
Câu 3:
Theo anh (chị), Việt Nam hóa chiến tranh có phải là sự trở lại với hình thức tăng cường của chiến tranh đặc biệt không? Vì sao?
Câu 4:
Âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được thể hiện trong chiến thuật
Câu 5:
Vì sao Mĩ không sử dụng lực lượng quân viễn chinh Mĩ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) giống như thực dân Pháp trước đây?
Câu 6:
Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) là
Câu 7:
Vì sao tháng 9-1960, Đảng Lao động Việt Nam quyết định triệu tập đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III?
Câu 8:
Điểm giống nhau về tính chất giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ là gì?
Câu 9:
Phương châm tác chiến của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là:
Câu 10:
Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969 - 1973) là gì?
Câu 11:
Điểm giống nhau cơ bản trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ là gì?
Câu 12:
Ý nghĩa giống nhau cơ bản của chiến thắng Ấp Bắc và chiến thắng Vạn Tường là
Câu 13:
Nguyên nhân chính khiến cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam gặp phải những hạn chế là gì?
Câu 14:
Nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1965 - 1968 có điểm gì khác so với giai đoạn 1961 - 1965?
Câu 15:
Tại sao chiến tranh cục bộ vẫn được coi là hình thức xâm lược thực dân kiểu mới khi Mĩ đưa quân viễn chinh tham chiến chính ở miền Nam Việt Nam (1965-1968)?