Câu hỏi:
21/10/2024 160Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Sử học là
A. phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gíc.
B. phương pháp lịch đại và đồng đại.
C. phương pháp lịch sử và phương pháp liên ngành.
D. phương pháp đồng đại và phương pháp lô-gic.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Sử học là: phương pháp lịch sử và phương pháp lô-gíc.
=> A đúng
Phương pháp lịch đại là phương pháp nghiên cứu theo trục thời gian, còn phương pháp đồng đại là phương pháp nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng ở một thời điểm cụ thể. Cả hai không phản ánh đầy đủ phạm vi nghiên cứu của sử học.
=> B sai
Phương pháp lịch sử và phương pháp liên ngành: Phương pháp lịch sử là một phần của sử học, nhưng phương pháp liên ngành liên quan đến việc kết hợp nhiều lĩnh vực khác nhau để nghiên cứu một vấn đề, không chỉ tập trung vào sử học.
=> C sai
Phương pháp đồng đại và phương pháp lô-gic: Phương pháp đồng đại nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng ở một thời điểm cụ thể, không đủ bao quát cho toàn bộ quá trình lịch sử. Phương pháp lô-gic là một trong những phương pháp nghiên cứu cơ bản, nhưng cần kết hợp với phương pháp lịch sử để tạo ra cái nhìn toàn diện hơn.
=> D sai
*kiến thức mở rộng:
* Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
1.1. Lịch sử
- Khái niệm Lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:
+ Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
+ Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ
+ Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
=> Như vậy: khái niệm lịch sử gắn với hai yếu tố cơ bản là: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
1.2. Hiện thực lịch sử
- Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)
- Ví dụ:
+ Mũi tên đồng được tìm thấy ở Cổ Loa; Rìu đồng Đông Sơn; Trống đồng Ngọc Lũ...
+ Sự kiện ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…
1.3. Nhận thức lịch sử
- Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.
- Ví dụ:
+ Mô hình phục dựng nỏ Liên Châu
+ Mô hình phục dựng bếp Hoàng Cầm
+…
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ những hoạt động của con người
Câu 2:
Câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rông cho thấy sử học có chức năng gì?
Câu 3:
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp” (chủ tịch Hồ Chí Minh) thuộc loại sử liệu nào?
Câu 4:
Câu chuyện “Thôi Trữ giết vua” phản ánh nguyên tắc nào của sử học?
Câu 5:
“Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan”. Đây là câu nói của ai?
Câu 7:
Tại sao giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách?
Câu 8:
“Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ”. Đây là câu nói của ai?
Câu 11:
Em hãy cho biết nhận định dưới đây đúng hay sai?
“Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại”.
Câu 15:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc của sử học?