Câu hỏi:
21/12/2024 157Các cuộc phát kiến địa lí đã có tác động như thế nào đến chế độ phong kiến ở châu Âu?
A. Thúc đẩy quá trình hình thành của chế độ phong kiến.
B. Đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến.
C. Là dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của chế độ phong kiến ở châu Âu.
D. Đánh dấu chế độ phong kiến ở châu Âu bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Chế độ phong kiến ở châu Âu đã hình thành từ trước các cuộc phát kiến địa lí.
=> A sai
Các cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp châu Âu… Từ đó đẩy nhanh quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản (SGK địa 7 - trang 10).
=> B đúng
Các cuộc phát kiến địa lí chỉ là một trong những yếu tố thúc đẩy sự suy vong của chế độ phong kiến, chứ không phải là nguyên nhân duy nhất và cũng không phải là dấu mốc chấm dứt hoàn toàn.
=> C sai
Ngược lại, các cuộc phát kiến địa lí đã làm suy yếu chế độ phong kiến và mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
=> D sai
Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản
- Sau các cuộc phát kiến địa lí, giới quý tộc và thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, nô lệ, tài nguyên từ các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ đem về châu Âu.
- Tại châu Âu, giới quý tộc và thương nhân châu Âu dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn đề tước đoạt ruộng đất của nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công....
=> Tư sản ở Tây Âu đã tích lũy được một nguồn vốn ban đầu và tập hợp được đội ngũ đông đảo những người làm thuê.
- Hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện:
+ Giới quý tộc, thương nhân châu Âu lập ra các công trường thủ công, đồn điền quy mô lớn, các công ty thương mại
+ Quan hệ giữ chủ công trường thủ công, chủ đồn điền,… với những người làm thuê (công nhân) quan hệ là chủ - thợ.
b) Sự biến đổi của xã hội Tây Âu
- Trong xã hội với sự hình thành của các giai cấp mới - tư sản và vô sản:
- Giai cấp tư sản:
+ Là những người thợ cả đứng đầu phường hội, những thương nhân hoặc thị dân giàu có,… trở thành chủ công trường thủ công, chủ đồn điền hoặc nhà buôn lớn,…
+ Nắm giữ nhiều của cải, có thế lực kinh tế nhưng chưa có địa vị chính trị trong xã hội.
- Giai cấp vô sản:
+ Gồm đội quân lao động làm thuê cho chủ tư sản.
+ Trong thời gian đầu, họ đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng chống chế độ phong kiến lỗi thời.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây là hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI?
Câu 2:
Phát kiến địa lí đã đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất,đặc biệt đã chứng minh một cách thuyết phục rằng:
Câu 3:
Nhà thám hiểm đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới là
Câu 4:
Cuộc phát kiến địa lí của B. Đi-a-xơ được tiến hành vào thế kỉ nào?
Câu 10:
Nội dung nào phản ánh đúng nguyên nhân sâu xa thúc đẩy các nước Tây Âu tiến hành những cuộc phát kiến địa lí ở thế kỉ XV - XVI?
Câu 12:
Những quốc gia nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý thời trung đại?
Câu 13:
Người thực hiện chuyến hành trình thám hiểm qua cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ) năm 1498 là
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiền đề để các nhà thám hiểm Tây Âu tiến hành các cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI?