Câu hỏi:
08/08/2024 325Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua
A. tìm việc làm.
B. kí hợp đồng lao động.
C. sử dụng lao động.
D. thực hiện nghĩa vụ lao động.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Lời giải: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua tìm việc làm.
A đúng
- B sai vì hợp đồng chỉ quy định các điều kiện làm việc mà không đảm bảo rằng quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện một cách công bằng và đồng đều trong thực tế. Bình đẳng trong quyền lao động đòi hỏi sự thực thi công bằng và thống nhất các quyền lợi và nghĩa vụ trong suốt quá trình làm việc.
- C sai vì nó chủ yếu tập trung vào việc quản lý và điều phối công việc, mà không đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ được thực hiện công bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bình đẳng trong quyền lao động yêu cầu cả hai bên phải có sự đối xử công bằng và bảo đảm quyền lợi, phúc lợi và điều kiện làm việc.
- D sai vì nghĩa vụ chỉ đề cập đến trách nhiệm của người lao động mà không bảo đảm quyền lợi và quyền hưởng thụ của họ được thực hiện công bằng. Bình đẳng trong quyền lao động yêu cầu cả quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động phải được thực hiện công bằng và đồng đều.
*) Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động.
a. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động
- Công dân được tự do tìm kiếm, lựa chọn việc làm; làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào, ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm.
- Người lao động không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.
b. Công dân bình đẳng trong giao tiếp kết hợp với hợp đồng lao động.
- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
- Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động: tự do, tự nguyện, bình đẳng; không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể; giao kết trực tiếp.
- Sau khi kí kết hợp đồng lao động, mỗi bên tham gia đều có quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định, có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.
- Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng, làm lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước.
c. Bình đẳng giữa lao động nữ và lao động nam
- Pháp luật quy định cụ thể đối với lao động nữ:
+ Có quyền hưởng chế độ thai sản;
+ Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lí do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động);
+ Không được sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
Giải GDCD 12 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
Câu 2:
Vợ anh A là chị K có ý định học cao học nhưng anh A nhất quyết cấm đoán vợ không được đi học cao học. Vậy A vi phạm quyền bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng?
Câu 3:
Ông F và vợ là bà X sinh được 3 con gái. Dù vậy, ông F vẫn sống như vợ chồng và có trai là D với bà H. Bà X bực tức nên đã đi nhà nghỉ với anh K (đã có vợ) nhiều lần. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
Câu 4:
Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?
Câu 5:
Do phải chuyển công tác nên anh H đã bắt vợ mình phải chuyển địa điểm cư trú đến ở gần nơi công tác mới của mình. Anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân?
Câu 7:
Anh X bực tức vì vợ mình là H muốn đi học cao học trong khi anh chỉ có bằng cao đẳng nên anh đã bán đất mang tên hai vợ chồng để mua nhà riêng mang tên anh nhằm uy hiếp vợ không được đi học. Bố mẹ anh X là ông bà Z, M khuyên X nên li hôn vì vợ dám học cao hơn chồng. Biết chuyện, U là anh trai của H đã thuê S đánh anh X để bênh vực em gái mình. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
Câu 8:
Hành vi nào sau đây vi phạm nội dung bình đẳng giữa cha mẹ và con?
Câu 9:
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây?
Câu 11:
Trước khi kết hôn, anh A gửi tiết kiệm được 50 triệu đồng. Số tiền này là tại sản của ai dưới đây?
Câu 13:
Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?
Câu 14:
Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo là nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ
Câu 15:
Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung. Vậy tài sản chung là