Câu hỏi:
20/09/2024 259
Biểu hiện nào sau đây không phải là do tác động của nội lực?
A. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
B. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.
C. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.
D. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Nội lực tác động tới địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo như vận động theo phương thẳng đứng (nâng lên hạ xuống) và theo phương nằm ngang (nén ép và tách dãn). Xu hướng chung của nội lực là tạo ra sự gồ ghề, cao thấp, mấp mô của địa hình mặt đất. Những dạng địa hình do nội lực tạo ra thường có kích thước lớn như châu lục, các dãy núi cao,... -> Nhận định: Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột là tác động của ngoại lực gây ra.
A đúng
- B sai vì kết quả của các quá trình địa chất như kiến tạo mảng và hoạt động núi lửa, cho thấy sự chuyển động của lớp vỏ trái đất. Đây là biểu hiện rõ ràng của tác động nội lực, phản ánh sự biến đổi cấu trúc địa hình từ bên trong trái đất.
- C sai vì do sự giải phóng năng lượng lớn từ các quá trình kiến tạo mảng và hoạt động magma bên trong lòng đất. Những sự kiện này thể hiện rõ ràng tác động nội lực, gây ra biến đổi địa chất và hình thành các cấu trúc địa hình mới.
- D sai vì kết quả của áp lực và nhiệt độ cao từ sâu trong lòng đất, làm thay đổi cấu trúc của chúng. Hiện tượng này cho thấy rõ tác động nội lực trong quá trình hình thành địa hình và kiến tạo.
*) Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình
Nội lực tạo ra các vận động kiến tạo, làm biến dạng vỏ Trái Đất, tạo nên sự thay đổi địa hình.
1. Hiện tượng uốn nếp
- Vận động nén ép làm các khu vực cấu tạo bằng đá mềm của vỏ Trái Đất bị uốn nếp.
- Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hình thành các vùng núi uốn nếp.
- Ví dụ: hệ thống núi Hi-ma-lay-a, An-đet, Coóc-đi-e,...
Mô phỏng hiện tượng uốn nếp do vận động kiến tạo
2. Hiện tượng đứt gãy
- Vị trí: Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài.
- Đặc điểm: Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên (tạo thành dãy núi, khối núi,...) và có bộ phận hạ thấp (tạo thành thung lũng).
- Kết quả:
+ Các đứt gãy lớn tạo điều kiện hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất.
+ Dọc theo đứt gãy có thể hình thành biển hoặc các hồ tự nhiên, ví dụ: như Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phí đông lục địa Phi
Mô phỏng hiện tượng đứt gãy do vận động kiến tạo
3. Hoạt động núi lửa
a. Đặc điểm
- Hoạt động núi lửa có thể xuất hiện trên lục địa và trên biển, đại dương.
- Núi lửa làm thay đổi địa hình do hoạt động phun trào và đông cứng mac-ma trên bề mặt Trái Đất.
- Trên lục địa, hoạt động núi lửa tạo thành các ngọn núi lửa đứng độc lập hoặc tập hợp thành khối, dãy núi lửa.
Núi Phú Sĩ (Nhật Bản)
b. Kết quả
- Miệng núi lửa đã ngừng hoạt động thường tạo thành thung lũng hoặc hồ tự nhiên.
- Dọc theo các đứt gãy, hoạt động núi lửa có thể phun trào mác-ma trên diện rộng, tạo thành những bề mặt địa hình rộng lớn. Ví dụ: cao nguyên Bazan ở Tây Nguyên ở Việt Nam…
- Hoạt động núi lửa còn tạo nên các đảo, quần đảo ở nhiều vùng biển và đại dương trên thế giới.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất