Câu hỏi:
22/07/2024 13,330
Biểu hiện của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ có hiệu quả cao là
A. thay đổi cơ cấu cây công nghiệp theo hướng hợp lí.
A. thay đổi cơ cấu cây công nghiệp theo hướng hợp lí.
B. trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất.
B. trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất.
C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến ở vùng chuyên canh.
D. xây dựng được thêm nhiều công trình thủy lợi lớn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của cả nước, có mức độ tập trung hoá sản xuất và trình độ thâm canh cao. Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng năm 2021 là hơn 800 nghìn ha (chiếm khoảng 36% diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước). Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của vùng là cao su, điều, hồ tiêu,...
Biểu hiện của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ có hiệu quả cao là trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu, lớn nhất cả nước.
Chọn B.
- Còn các ý: thay đổi cơ cấu cây công nghiệp theo hướng hợp lí, đẩy mạnh công nghiệp chế biến ở vùng chuyên canh, xây dựng được thêm nhiều công trình thủy lợi lớn là các biện pháp giúp Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu, lớn nhất cả nước.
A, C, D sai.
* Phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ
a) Công nghiệp
- Trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
+ Thuỷ điện: Trị An (400MW), Thác Mơ (150MW), Cần Đơn.
+ Nhiệt điện: Trung tâm điện lực Phú Mĩ (các nhà máy Phú Mĩ 1, Phú Mĩ 2, Phú Mĩ 3 và Phú Mĩ 4), Bà Rịa, Thủ Đức,...
+ Đường dây cao áp 500kV Hoà Bình - Phú Lâm. Các trạm biến áp 500kV và một số mạch 500kV được xây dựng.
- Mở rộng quan hệ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Chú ý, quan tâm đến vấn đề môi trường.
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
QUA CÁC NĂM (Đơn vị: Nghìn tấn)
b) Dịch vụ
- Ngành du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
- Các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng: thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch,...
- Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.
Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế đầu tàu của vùng Đông Nam Bộ
c) Nông nghiệp
- Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng: Dầu Tiếng, dự án thuỷ lợi Phước Hoà,...
- Thay đổi cơ cấu cây trồng, vùng đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.
- Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, vườn quốc gia,…
d) Phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Khai thác và đánh bắt thủy, hải sản biển.
- Khoáng sản biển: dầu khí, cát, titan,…
- Du lịch biển: bãi tắm, du lịch đảo.
- Giao thông vận tải biển.
- Chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.
KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ
Trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất là biểu hiện của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ có hiệu quả cao.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
Giải Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ