Câu hỏi:

22/07/2024 13,855

Chính sách đối ngoại nào sau đây không phải là thành tựu của Trung Quốc trong công cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978 đến nay?

A. Mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới

B. Vai trò và địa vị quốc tế được nâng cao trên trường quốc tế

C. Thu hồi chủ quyền đối với hai vùng lãnh thổ Hồng Công và Ma Ca

D. Trung Quốc gây xung đột trong quan hệ với các nước Đông Nam Á

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: D

Gây xung đột trong quan hệ với các nước Đông Nam Ákhông phải là một thành tựu mà là một vấn đề phức tạp trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Xung đột trong quan hệ với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là các tranh chấp ở Biển Đông, không được coi là một thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa mà Trung Quốc đã tiến hành từ năm 1978.

D đúng.

- A sai vì mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới là một thành tựu quan trọng của Trung Quốc trong quá trình cải cách và mở cửa. Trung Quốc đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia, tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, và trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.

- B sai vì Trung Quốc đã đạt được sự công nhận và tôn trọng từ cộng đồng quốc tế. Địa vị và vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế đã được nâng cao, thể hiện qua việc tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề toàn cầu.

- C sai vì việc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997) và Ma Cao (1999) là một trong những thành tựu lớn của Trung Quốc trong chính sách đối ngoại, thể hiện sự thành công của chính sách "một quốc gia, hai chế độ".

* Công cuộc cải cách – mở cửa.

a. Bối cảnh.

- Tình hình thế giới:

+ Cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều nước trên thế giới.

+ Để thích ứng với khủng hoảng năng lượng, nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã đi sâu vào nghiên cứu khoa học, tiến hành các cải cách tiến bộ.

+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa đang manh nha => đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách, mở cửa, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.

+ Liên Xô và các nước Đông Âu đang bộc lộ dấu hiệu của sự khủng hoảng, suy thoái => các nhà lãnh đạo Trung Quốc cần phải xem xét lại con đường phát triển của mình (do quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc có nhiều bước đi giống với Liên Xô).

+ Một số quốc gia tring khu vực đang phát triển với tốc độ nhanh (ví dụ: Hàn Quốc, Nhật Bản,...) => đòi hỏi Trung Quốc phải tiến hành cải cách để không bị tụt hậu.

- Tình hình Trung Quốc: đất nước Trung Quốc lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.

⇒ Tháng 12/178, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Đặng Tiểu Bình

b. Nội dung đường lối cải cách – mở cửa.

- Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, thực hiện cải cách và mở cửa.

- Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN.

- Hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

c. Thành tựu:

* Kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nhanh nhất thế giới.

+ 1978 – 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt trên 8%/năm.

+ 2000 – nay, GDP của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh chóng theo hướng hiện đại : tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng các ngành nông – lâm – thủy sản.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

- Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.

* Khoa học – kĩ thuật:

- 1992, thực hiện chương trình thám hiểm không gian.

- 2003, phóng tàu thần châu 5, đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào không gian vũ trụ.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Nhà du hành Dương Lợi Vĩ

* Đối ngoại:

- Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam,...

- Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế được nâng cao.

- Thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999).

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Kông (1997)

Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết SGK Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á

Giải SGK Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đánh giá nào sau đây không đúng về những thành tựu cải cách và mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay?

Xem đáp án » 22/07/2024 23,444

Câu 2:

Sự kiện nào thể hiện rõ nhất sự đối đầu của trật tự hai cực Ianta ở khu vực Đông Bắc Á?

Xem đáp án » 22/07/2024 17,462

Câu 3:

Nội dung cơ bản nhất trong chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc thực hiện từ năm 1978 đến nay là

Xem đáp án » 22/07/2024 16,342

Câu 4:

Đặc điểm nào sau đây phản ánh đúng nhất về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những năm 80 – 90 của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI?

Xem đáp án » 23/07/2024 15,939

Câu 5:

Kết quả quan trọng nhất của cuộc nội chiến Quốc – Cộng diễn ra ở Trung Quốc từ năm 1946 – 1949 là

Xem đáp án » 21/07/2024 10,476

Câu 6:

Công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc được bắt đầu từ khi nào và người khởi xướng là ai?

Xem đáp án » 08/11/2024 4,126

Câu 7:

Trung Quốc thực hiện đường lối “ Ba ngọn cờ hồng” (1958) bao gồm

Xem đáp án » 22/07/2024 3,569

Câu 8:

Điểm giống nhau trong cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (1978), cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) và công cuộc đổi mới ở Việt Nam (1986) là

Xem đáp án » 18/07/2024 1,507

Câu 9:

Tháng 8/1948 ở phía Nam bán đảo Triều Tiên đã diễn ra sự kiện nào?

Xem đáp án » 22/07/2024 1,477

Câu 10:

Đặc điểm chung về lịch sử của các nước Đông Bắc Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án » 23/07/2024 1,426

Câu 11:

Khoảng những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ?

Xem đáp án » 21/07/2024 1,284

Câu 12:

Cuộc cải cách mở của ở Trung Quốc năm 1978 diễn ra trong bối cảnh

Xem đáp án » 23/07/2024 902

Câu 13:

Biểu hiện nào sau đây không đúng về sự tăng trưởng của nền kinh tế Đông Bắc Á nửa sau thế kỷ XX?

Xem đáp án » 23/07/2024 744

Câu 14:

Các quốc gia/ vùng lãnh thổ nào sau đây không nằm ở khu vực Đông Bắc Á?

Xem đáp án » 24/10/2024 741

Câu 15:

Ý nghĩa quốc tế to lớn của sự thành lập nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 1 – 10 – 1949 là 

Xem đáp án » 28/10/2024 730

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »