Câu hỏi:

05/08/2024 241

Bài học kinh nghiệm nào trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được Đảng tiếp tục vận dụng trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975)?

A. Tăng cường đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa anh em. 

B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và dân vận. 

C. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận quốc tế. 

D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: D

Bài học kinh nghiệm trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) được Đảng tiếp tục vận dụng trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế. 

Sau kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) bài học được rút ra Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. - Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ.

→ D đúng.A,B,C sai

 Bối cảnh lịch sử

- Thế giới:

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống.

+ Phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh.

+ Quan hệ quốc tế diễn biến phức tạp và từng bước chịu sự chi phối của Chiến tranh lạnh.

- Trong nước:

+ Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do. Nhân dân Việt Nam trở thành người làm chủ đất nước, gắn bó và quyết tâm bảo vệ chế độ mới.

+ Cách mạng Việt Nam cũng đứng trước những thử thách to lớn, ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”

♦ Diễn biến chính

- Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

- 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ.

- Từ tháng 12/1946 - tháng 10/1950, thực dân Pháp giữ thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).

- Thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) đã mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

- Trong những năm 1953 - 1954, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từng bước đi đến thắng lợi hoàn toàn.

♦ Nguyên nhân thắng lợi

- Nguyên nhân chủ quan

+ Sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, được vận dụng linh hoạt, sáng tạo.

+ Truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước và mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, mở rộng; lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh; hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.

- Nguyên nhân khách quan

+ Sự đoàn kết chiến đấu của liên minh nhân dân ba nước Đông Dương.

+ Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô.

+ Sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

♦ Ý nghĩa lịch sử

- Đối với Việt Nam:

+ Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam.

+ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

- Đối với thế giới :

+ Giáng đòn nặng nề vào tham vọng nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai;

+ Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ;

+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Giải Lịch sử 12 Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)

Giải Lịch sử 12 Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Sự kiện nào sau đây tác động trực tiếp đến quyết định chuyển hướng của Đảng cộng sản Đông Dương giai đoạn 1939 – 1945?

Xem đáp án » 22/07/2024 362

Câu 2:

Năm 1963, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong trận:

Xem đáp án » 23/07/2024 298

Câu 3:

Mặt trận “Việt Nam độc lập đồng minh” thành lập năm 1941 vừa thể hiện nhiệm vụ cách mạng trong nước vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ quốc tế vì:

Xem đáp án » 22/07/2024 290

Câu 4:

Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

Xem đáp án » 22/07/2024 266

Câu 5:

Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 - 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại 

Xem đáp án » 22/07/2024 262

Câu 6:

Điểm giống nhau khi nhân dân Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp (1885- 1896) và (1946- 1954) là:

Xem đáp án » 22/07/2024 234

Câu 7:

Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là:

Xem đáp án » 22/07/2024 224

Câu 8:

Chiến dịch Biên giới (thu - đông 1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của Việt Nam đều nhằm: 

Xem đáp án » 22/07/2024 218

Câu 9:

Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc?

Xem đáp án » 22/07/2024 212

Câu 10:

Đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là:

Xem đáp án » 26/10/2024 208

Câu 11:

Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946- 1954) biểu hiện ở

Xem đáp án » 22/07/2024 195

Câu 12:

Sự thất bại của các khuynh hướng trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX đặt ra yêu cầu bức thiết là phải:

Xem đáp án » 22/07/2024 194

Câu 13:

Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai:

Xem đáp án » 11/12/2024 194

Câu 14:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936) xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng là gì?

Xem đáp án » 22/07/2024 189

Câu 15:

Việt Nam trở thành nơi diễn ra cuộc đụng đầu lịch sử mang tính chất thời đại và có tầm vóc quốc tế thời kỳ 1954-1975” vì: 

Xem đáp án » 23/07/2024 186

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »