Câu hỏi:
19/07/2024 228(3,5 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đánh giá những thuận lợi của Việt Nam khi gia nhập ASEAN.
Trả lời:
* Hoàn cảnh ra đời: Vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX, tình hình thế giới và khu vực có nhiều chuyển biến.
- Sau khi giành độc lập, nhiều nước trong khu vực thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển (0,5 điểm)
- Các nước muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực…(0,5 điểm)
- Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều…(0,5 điểm)
- Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Malaixia, Philíppin, Thái Lan, Xingapo (0,5 điểm)
* Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các
nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình, ổn định khu vực. (1 điểm)
* Những thuận lợi:
- Thu hút vốn đầu tư, mở ra cơ hội tiếp thu trình độ khoa học, kĩ thuật… có cơ hội rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới. (0,25 điểm)
- Mở rộng thị trường, đẩy mạnh trao đổi sản phẩm… hòa nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.(0,25 điểm)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Liên hợp quốc được thành lập (1945) là thực hiện theo quyết định của hội nghị quốc tế nào?
Câu 2:
Một trong những tác động to lớn của phong trào giải phóng dân tộc đến tình hình thế giới và quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 3:
(3,5 điểm) Những yếu tố nào đưa tới sự phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973? Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Câu 4:
Theo “phương án Maobáttơn” (8 - 1947), thực dân Anh chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị trên cơ sở
Câu 5:
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô là
Câu 6:
Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới hình thành nửa sau thế kỉ XX là
Câu 7:
Trong nửa sau thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây đã trở thành “con rồng” kinh tế châu Á?
Câu 8:
Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, Mĩ sử dụng chiêu bài nào để can thiệp vào các nước khác?
Câu 9:
Quốc gia nào được đánh giá là chỗ dựa, là thành trì của cách mạng thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 10:
Quốc gia nào trong lực lượng Đồng minh chống phát xít không bị thiệt hại mà còn thu được nhiều lợi nhuận từ Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 11:
Nội dung nào không phải điểm tương đồng giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh và châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?