C là chủ sở hữu chiếc điện thoại vừa mới được bán trên thị trường. B không đủ tiền

Trả lời Luyện tập 4 trang 58 Chuyên đề KTPL 11 sách Cánh diều ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11.

1 271 12/07/2023


Giải Chuyên đề KTPL 11 Bài 7: Một số chế định của pháp luật dân sự về hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ

Luyện tập 4 trang 58 Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 11: C là chủ sở hữu chiếc điện thoại vừa mới được bán trên thị trường. B không đủ tiền mua nhưng rất thích chiếc điện thoại này nên mượn của C chiếc điện thoại để dùng trong một ngày. Khi đang gọi điện thoại thì bạn gái của B là E đến chơi. B nói đây là điện thoại của mình và tặng cho E chiếc điện thoại này. Sau đó, B nói với C là bị móc trộm điện thoại trên đường và hứa khi nào đủ tiền sẽ mua đền cho C chiếc điện thoại khác. Trong một lần đi sinh nhật, C nhận thấy chiếc điện thoại của mình do E đang sử dụng vì có một số đặc điểm của chiếc điện thoại chỉ mình C biết. Hai bên cãi vã to tiếng. Trong cơn nóng giận, E vứt thẳng chiếc điện thoại vào tường, điện thoại bị vỡ và hỏng nặng, không sử dụng được. C đã phát hiện ra sự thật và yêu cầu B phải mua đền cho mình chiếc điện thoại.

Theo em, hành vi nào đáng bị phê phán trong tình huống trên? B có nghĩa vụ gì trong tình huống này và E có phải chịu trách nhiệm cùng với B không? Tại sao?

Lời giải:

- Hành vi đáng bị phê phán trong tình huống trên:

+ B mượn điện thoại của C nhưng không hoàn trả lại, mà tự ý tặng chiếc điện thoại đó cho E.

+ B nói dối C là chiếc điện thoại bị kẻ gian lấy cắp.

+ Khi phát hiện sự việc, E vứt chiếc điện thoại vào tường, khiến chiếc điện thoại bị hư hỏng nặng.

- Trong tình huống này, giữa B và C đã có giao kết hợp đồng mượn tài sản (dưới hình thức lời nói và hành vi cụ thể). Căn cứ theo Điều 496 Bộ luật Dân sự năm 2015, bạn B có các nghĩa vụ sau:

+ Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

+ Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

+ Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

+ Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

+ Phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

- Bạn E không có nghĩa vụ phải bồi thường cùng với bạn B, vì:

+ Giữa B và E đã có giao kết hợp đồng tặng cho tài sản dưới hình thức lời nói và hành vi cụ thể).

+ Bạn E không biết chiếc điện thoại đó không thuộc sở hữu của bạn B.

1 271 12/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: