Bằng phương pháp hoá học nào có thể Bài 26.7 trang 61 SBT Hóa 10

Với giải bài 26.7 trang 61 Sách bài tập Hóa học 10 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Hóa 10. Mời các bạn đón xem:

1 285 lượt xem


Giải SBT Hóa 10 Bài 26: Luyện tập nhóm halogen

Bài 26.7 trang 61 Sách bài tập Hóa học 10: Bằng phương pháp hoá học nào có thể

a) Xác định được có khí clo lẫn trong khí hiđro clorua?

b) Thu được khí clo từ hỗn hợp khí ở câu a?

c) Thu được khí hiđro clorua từ hỗn hợp khí ở câu a?

Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

Lời giải

a) Cách 1: Cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch HBr hoặc dung dịch HI, Cl2 sẽ oxi hoá HBr hoặc HI thành Br2 hoặc I2 làm cho dung dịch không màu ban đầu chuyển thành màu vàng hoặc màu nâu.

Cl2 + 2HBr → 2HCl + Br2 (dung dịch có màu vàng)

hoặc Cl2 + 2HI → 2HCl + I2 (dung dịch có màu vàng nâu)

Cách 2: Có thể nhận ra Cl2 có trong hỗn hợp khí bằng quỳ tím ấm.

Khi cho quỳ tím ẩm vào bình khí nếu quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ sau đó mất màu đỏ chứng tỏ trong hỗn hợp khí có Cl2.

b) Cách 1: Cho hỗn hợp khí trên (HCl và Cl2) tác dụng với chất oxi hoá mạnh là dung dịch KMnO4 khi đó HCl bị oxi hoá thành Cl2, kết quả thu được chất khí duy nhất là Cl2

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

Cách 2: Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng NaCl bão hòa, HCl bị giữ lại trong dung dịch, còn Cl2 thoát ra khỏi dung dịch.

c) Cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng bột đồng kim loại đun nóng, khí Cl2 tác dụng với đồng kim loại tạo muối clorua là chất rắn. Chất khí không tác dụng với đồng kim loại là HCl, nên chất khí đi ra chỉ là HCl.

Cu + Cl2  t° CuCl2

Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 hay, chi tiết khác:

1 285 lượt xem