Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 2 trang 37, 38, 39, 40 Tập 2 - Kết nối tri thức

Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 2 trang 37, 38, 39, 40 Tập 2 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 3 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 3.

1 8,699 23/07/2022
Tải về


Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 2 trang 37, 38, 39, 40 Tập 2 - Kết nối tri thức

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 37 Bài 1: Viết 1 – 2 câu giới thiệu nội dung chính của 3 bài trong số các bài dưới đây.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 2 trang 37, 38, 39, 40 Tập 2 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 2 trang 37, 38, 39, 40 Tập 2 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Bầu trời

Bài đọc cho biết một số sự vật có trên bầu trời, màu sắc của bầu trời, tầm quan trọng của bầu trời đối với muôn vật.

Cóc kiện trời

Bài đọc kể về hành trình tìm mưa cho nhân gian của cóc và những người bạn. Nhờ lòng dũng cảm và trí thông minh, cóc đã sắp xếp một trận địa khiến thiên đình thua tâm phục khẩu phục. Nhờ vậy mà cóc có cơ hội gặp Thượng đế để bày tỏ nguyện vọng. Khi về đến trần gian, mưa đã ngập cả ruộng đồng.

Những cái tên đáng yêu

Nấm có rất nhiều cái tên. Mỗi thời điểm, mỗi loài vật lại đặt có nấm một cái tên khác nhau khiến nấm cũng hoài nghi về chính bản thân mình. Dù vậy nấm vấn rất vui vẻ và mong chờ những cái tên mọi người đặt cho mình.

Ngày như thế nào là đẹp

Châu chấu và giun đất tranh cãi với nhau về ngày hôm nay có đẹp. Vừa lúc gặp kiến, kiến bảo rằng ngày hôm nay rất đẹp vì kiến đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 38 Bài 2: Đọc bài Trăng ơi... từ đâu đến? (SHS Tiếng Việt 3, tập hai, trang 72) và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài thơ.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 2 trang 37, 38, 39, 40 Tập 2 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b. Trong bài thơ, trăng được so sánh với những gì?

c. Em thích hình ảnh so sánh nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

a.

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ đặc điểm

Trăng, cánh rừng, quả chín, nhà, biển, mắt cá, mi, sân chơi, quả bóng, trời.

Xa, hồng, lửng lơ, xanh, diệu kì, tròn.

 

b. Trong bài thơ, trăng được so sánh với: quả chín, mắt cá, quả bóng.

c. Em thích hình ảnh so sánh quả chín nhất. Vì hình ảnh so sánh này làm nổi bật lên màu sắc, hình dáng của trăng, khiến trăng trở nên đẹp đẻ, rực rỡ và rất gần gũi.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 38  Bài 3: Điền dấu hai chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn dưới đây:

Không sao đếm hết được các loài cá với đủ màu sắc ….. cá kim bé nhỏ như que diêm màu tím ……… cá ót mặc áo vàng có sọc đen ……. cá khoai trong suốt như miếng nước đá ………..cá song lực lưỡng …….. da đen trũi ……….cá hồng đỏ như lửa,...

(Theo Vũ Duy Thông)

Trả lời:

Không sao đếm hết được các loài cá với đủ màu sắc: cá kim bé nhỏ như que diêm màu tím, cá ót mặc áo vàng có sọc đen, cá khoai trong suốt như miếng nước đá, cá song lực lưỡng, da đen trũi, cá hồng đỏ như lửa,...

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 38 Bài 4: Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn trên.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 2 trang 37, 38, 39, 40 Tập 2 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Sự vật 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật 2

M: cá kim

Bé nhỏ

như

Que diêm

Cá khoai

Trong suốt

như

Miếng đá

Cá hồng

Đỏ

như

Lửa

 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 39 Bài 5: Ghi lại những câu thơ em thích nhất trong các bài đã học (Mưa, Ngày hội rừng xanh, Mặt trời xanh của tôi, Mèo đi câu cá).

Trả lời:

- Mưa:

Mặt trời lật đật

Chui vào trong mây

- Ngày hội rừng xanh:

Sáng rồi, đừng ngủ nữa

Nào, đi hội rừng xanh!

- Mặt trời xanh của tôi:

Tôi yêu thường vẫn gọi

Mặt trời xanh của tôi.

- Mèo đi câu cá:

Đôi mèo hối hả

Quay về lều tranh

Giỏ em, giỏ anh

Không con cá nào…

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 39 Bài 6: Tìm các từ có nghĩa giống nhau hoặc có nghĩa trái ngược nhau trong đoạn thơ dưới đây:

Sáng đầu thu trong xanh

Em mặc quần áo mới

Đi đón ngày khai trường

Vui như là đi hội.

 

Gặp bạn, cười hớn hở

Đứa tay bắt mặt mừng

Đứa ôm vai bá cổ

Cặp sách đùa trên lưng...

 

Từng nhóm đứng đo nhau

Thấy bạn nào cũng lớn

Năm xưa bé tí teo,

Giờ lớp ba, lớp bốn.

(Nguyễn Bùi Vợi)

a. Các từ có nghĩa giống nhau:

b. Các từ có nghĩa trái ngược nhau:

Trả lời:

a. Các từ có nghĩa giống nhau:

- Vui - hớn hở - tay bắt mặt mừng

- Ôm vai bá cổ - đùa

b. Các từ có nghĩa trái ngược nhau:

- Lớn – bé tí teo


Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 39 Bài 7: Tìm từ có nghĩa giống và từ có nghĩa trái ngược với mỗi từ dưới đây.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 2 trang 37, 38, 39, 40 Tập 2 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

 

Từ có nghĩa giống

Từ có nghĩa trái ngược

Mới

Mới mẻ

Nhỏ

Lớn, to

Nhiều

Lắm

Ít

 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 40 Bài 8: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong bài thơ dưới đây:

Lúa và gió

Cua con hỏi mẹ

Dưới ánh trăng đêm:

…… Cô lúa đang hát

Sao bỗng lặng im …….

Đôi mắt lim dim

Mẹ cua liền đáp:

……. Chú gió đi xa

Lúa buồn không hát.

(Theo Phạm Hổ)

Trả lời:

Cua con hỏi mẹ

Dưới ánh trăng đêm:

- Cô lúa đang hát

Sao bỗng lặng im?

Đôi mắt lim dim

Mẹ cua liền đáp:

- Chú gió đi xa

Lúa buồn không hát.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 40 Bài 9: Dựa vào tranh dưới đây, đặt 4 câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 2 trang 37, 38, 39, 40 Tập 2 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Ôn tập giữa học kì 2 trang 37, 38, 39, 40 Tập 2 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Câu kể

Tớ thích làm giáo viên.

Câu hỏi

Lớn lên cậu muốn làm gì?

Câu cảm

Ôi, làm phi hành gia thật thích!

Câu khiến

Cậu hãy cố gắng học tập thật tốt để trở thành cô giáo nhé!

Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 17: Đất nước là gì

Bài 18: Núi quê tôi

Bài 19: Sông Hương

Bài 20: Tiếng nước mình

Bài 21: Nhà Rông

1 8,699 23/07/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: