Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hoá trang 78 - Kết nối tri thức

Với lời giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hoá trang 78 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3.

1 1,501 26/10/2022
Tải về


Giải bài tập Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hoá trang 78

Bài giảng Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hoá trang 78

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 78 Mở đầu

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 78 Câu hỏi: Cùng chia sẻ:

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hoá trang 78 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Em đã từng bị đau bụng. Vì ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 78, 79 Khám phá

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 78 Câu 1: Quan sát hình 2 và cho biết những thức ăn, đồ uống nào có lợi, không có lợi cho cơ quan tiêu hoá?Vì sao?

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hoá trang 78 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Những thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hóa:

+ Rau xanh, thịt cá, hoa quả

+ Nước lọc, nước ép, sinh tố,…

ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ xung chất xơ, ăn thịt cá để bổ sung đạm, uống đủ nước để cơ thể cấp đủ nước.

- Những thức ăn, đồ uống không có lợi cho cơ quan tiêu hóa:

+ Những đồ ăn đầu mỡ như thịt xiên,…

+ Những đồ uống có cồn như bia, rượu,… đồ uống có ga như coca,…

Vì các thức ăn, đồ uống trên có thể gây béo phì, thừa cân, có chất kích thích,… gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 78 Câu 2: Em hãy kể thêm một số thức ăn, đồ uống có lợi, không có lợi cho cơ quan tiêu hoá.

Trả lời:

- Những thức ăn, đồ uống có lợi cho cơ quan tiêu hóa:

+ Rau xanh, thịt cá, hoa quả, sữa, các loại hạt,…

+ Nước lọc, nước ép, sinh tố,…

- Những thức ăn, đồ uống không có lợi cho cơ quan tiêu hóa:

+ Những đồ ăn đầu mỡ như thịt xiên,…

+ Những đồ uống có cồn như bia, rượu,… đồ uống có ga như coca,… nước ngọt, bim bim….

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 79 Câu 3: Những việc nào nên làm, việc nào cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hoá trong các hình dưới đây? Vì sao?

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hoá trang 78 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hoá trang 78 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Nên làm:

+ Hình 3: Đậy thức ăn khi chưa sử dụng. Vì để tránh côn trùng bay vào.

+ Hình 7: Rửa tay sau khi đi vệ sinh. Vì để đảm bảo vệ sinh.

- Cần tránh:

+ Hình 4: Ăn đồ ăn dầu mỡ, thức uống có ga vào ban đêm. Vì dễ gây béo phì và có hại cho cơ thể.

+ Hình 5: Vận động mạnh sau khi ăn. Vì dễ bị đau bụng, làm giảm tác dụng tiêu hóa thức ăn ở dạ dày.

+ Hình 6: Ăn vội vàng. Vì dễ bị sặc, thức ăn rơi vào thực quản rất nguy hiểm.

+ Hình 8: Thức ăn lề đường. Vì rất nhiều ruồi muỗi, bụi bặm,.. không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 80 Thực hành

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 80 Câu 1: Chia sẻ với bạn về các bữa ăn hằng ngày của em theo gợi ý sau:

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hoá trang 78 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Bữa ăn

Thời gian

Tên thức ăn, đồ uống

Sáng

7 – 8 giờ

Bánh mì, sữa

Trưa

12 giờ

Rau xào, thịt kho, canh xương rau củ

Tối

19 giờ

Rau luộc, sườn chua ngọt, canh bí đỏ thịt bằm.

 

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 80 Câu 2: Để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hoá, em cần thay đổi thói quen ăn uống nào?

Trả lời:

Em cần thay đổi thói quen vừa ăn uống xong thì chạy nhảy đùa nghịch

Vì khi làm thế sẽ dẫn đến đau dạ dày rất nguy hiểm.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 80 Câu 3:Em sẽ nói điều gì với các bạn trong những tình huống dưới đây? Vì sao?

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hoá trang 78 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Tình huống 1: Em sẽ nói với bạn không nên ăn quả trên cây ngay sau khi hái, cần rửa sạch rồi mới ăn. Vì quả trên cây có thể chứa bụi cẩn và vi khuẩn, khi ăn vào dễ gây đau bụng.

- Tình huống 2: Em sẽ nói với bạn không nên uống nước lã. Cần ăn chín uống sôi. Vì nước lã chứa nhiều vi khuẩn, khi ăn vào dễ gây đau bụng.

- Tình huống 3: Em sẽ nói với bạn không nên ăn thực phẩm đã có màu và bốc mùi lạ. Vì đó là các thức ăn bị ôi thiu. Khi ăn vào rất dễ gây đau bụng, tiêu chảy.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 81 Vận dụng

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 81 Câu 1: Điều gì có thể xảy ra đối với cơ quan tiêu hoá khi chúng ta thường xuyên:

- Không ăn bữa sáng.

- Ăn thức ăn chưa nấu chín.

- Ăn quá nhanh, nhai không kĩ.

Trả lời:

- Không ăn bữa sáng: mệt mỏi, cơ thể không đủ năng lượng để duy trì hoạt động một ngày, dễ đau dạ dày.

- Ăn thức ăn chưa nấu chín: đau bụng, tiêu chảy.

- Ăn quá nhanh, nhai không kĩ: nghẹn, dễ bị sặc, thức ăn rơi vào thực quản rất nguy hiểm.

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 81 Câu 2: Theo em, cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hoá?

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hoá trang 78 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Ăn đúng bữa, đúng giờ.

- Không ăn quá no.

- Ăn chậm, nhai kĩ.

- Thường xuyên tập thể dục và vận động vừa sức.

- Không nên vận động mạng ngay sau khi ăn.

- Cần nghỉ ngơi sau khi ăn

- Rửa tay trước và sau khi ăn

- Ăn đầy đủ chất

-…

Tự nhiên và xã hội lớp 3 trang 81 Câu 3: Hãy chia sẻ với các bạn về những việc em đã làm để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hoá.

Trả lời:

Chia sẻ việc em đã làm để chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

- Ăn đúng bữa, đúng giờ.

- Không ăn quá no.

- Ăn chậm, nhai kĩ.

- Thường xuyên tập thể dục và vận động vừa sức.

- Không vận động mạng ngay sau khi ăn.

- Nghỉ ngơi sau khi ăn

- Rửa tay trước và sau khi ăn

- Ăn đầy đủ chất

-…

 Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hoá trang 78 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hoá trang 78 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 20: Cơ quan tuần hoàn

Bài 21: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tuần hoàn

Bài 22: Cơ quan thần kinh

Bài 23: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan thần kinh

Bài 24: Thu thập thông tin về các chất và hoạt động có hại cho sức khỏe

1 1,501 26/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: