Trong nước ngầm thường có ion Fe2+ dưới dạng muối sắt(II) hiđrocacbonat

Với giải bài 39.11 trang 88 Sách bài tập Hóa học 10 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Hóa 10. Mời các bạn đón xem:

1 2552 lượt xem


Giải SBT Hóa 10 Bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Bài 39.11 trang 88 Sách bài tập Hóa học 10: Trong nước ngầm thường có ion Fe2+ dưới dạng muối sắt(II) hiđrocacbonat và sắt(II) hiđroxit. Nước sinh hoạt có chứa ion Fe2+ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người. Để loại bỏ ion Fe2+ một cách đơn giản, rẻ tiền, người ta dùng oxi không khí oxi hoá ion Fe2+, thành hợp chất chứa ion Fe3+ (ít tan trong nước) rồi lọc để thu nước sạch. Để tăng tốc độ của phản ứng oxi hoá ion Fe2+ người ta sử dụng biện pháp kĩ thuật nào? Giải thích.

Lời giải

Để tăng tốc độ của phản ứng oxi hoá Fe2+, người ta sử dụng giàn mưa. Nước ngầm sau khi hút lên bể chứa được đưa qua giàn mưa với mục đích tăng diện tích tiếp xúc của nước với oxi không khí.

Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 hay, chi tiết khác:

1 2552 lượt xem