Trong mỗi trường hợp sau, hãy tìm giá trị của m để

Với giải câu hỏi 3 trang 5 sbt Toán lớp 9 Tập 2 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Toán 9. Mời các bạn đón xem:

1 1,925 28/03/2022


Giải SBT Toán 9 Bài 1: Phương trình bậc nhất hai ẩn

Bài 3 trang 5 SBT Toán 9 Tập 2: Trong mỗi trường hợp sau, hãy tìm giá trị của m để:

a) Điểm M(1; 0) thuộc đường thẳng mx – 5y = 7;

b) Điểm N(0; -3) thuộc đường thẳng 2,5x + my = -21;

c) Điểm P(5; -3) thuộc đường thẳng mx + 2y = -1;

d) Điểm P(5; -3) thuộc đường thẳng 3x – my = 6;

e) Điểm Q(0,5; -3) thuộc đường thẳng mx + 0y = 17,5;

f) Điểm S(4; 0,3) thuộc đường thẳng 0x + my = 1,5;

g) Điểm A(2; -3) thuộc đường thẳng (m – 1)x + (m + 1)y = 2m +1.

Lời giải:

a) Điểm M(1; 0) thuộc đường thẳng mx – 5y = 7 nên tọa độ của M phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.

Khi đó: m.1 – 5.0 = 7 ⇔ m = 7

Vậy với m = 7 thì đường thẳng mx – 5y = 7 đi qua M(1; 0)

b) Điểm N(0; -3) thuộc đường thẳng 2,5x + my = -21 nên tọa độ của N phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.

Khi đó: 2,5.0 + m.(-3) = -213m=21m=21:3 ⇔ m = 7

Vậy với m = 7 thì đường thẳng 2,5x + my = -21 đi qua N(0; -3)

c) Điểm P(5; -3) thuộc đường thẳng mx + 2y = -1 nên tọa độ của P phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.

Khi đó: m.5 + 2.(-3) = -1 ⇔ m = 1

Vậy với m = 1 thì đường thẳng mx + 2y = -1 đi qua P(5; -3)

d) Điểm P(5; -3) thuộc đường thẳng 3x – my = 6 nên tọa độ của P phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.

Khi đó: 3.5 – m.(-3) = 615+3m=63m=615=9 ⇔ m = -3

Vậy với m = -3 thì đường thẳng 3x – my = 6 đi qua P(5; -3)

e) Điểm Q(0,5; -3) thuộc đường thẳng mx + 0y = 17,5 nên tọa độ của Q phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.

Khi đó: m.0,5 + 0.(-3) = 17,5 0,5m=17,5m=17,5:0,5⇔ m = 35

Vậy với m = 35 thì đường thẳng mx + 0y = 17,5 đi qua Q(0,5; -3)

f) Điểm S(4; 0,3) thuộc đường thẳng 0x + my = 1,5 nên tọa độ của S phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.

Khi đó: 0.4 + m.0,3 = 1,50,3m=1,5m=1,5:0,3 ⇔ m = 5

Vậy với m = 5 thì đường thẳng 0x + my = 1,5 đi qua S(4; 0,3)

g) Điểm A(2; -3) thuộc đường thẳng (m – 1)x + (m + 1)y = 2m +1 nên tọa độ của A phải nghiệm đúng phương trình đường thẳng.

Khi đó ta có: (m – 1).2 + (m + 1).(-3) = 2m + 1

⇔ 2m – 2 – 3m – 3 = 2m + 1 ⇔ 3m + 6 = 0 ⇔ m = -2

Vậy với m = -2 thì đường thẳng (m – 1)x + (m + 1)y = 2m + 1 đi qua A(2; -3).

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 9 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 5 SBT Toán 9 Tập 2: Cho các cặp số và các phương trình sau... 

Câu hỏi 2 trang 5 SBT Toán 9 Tập 2: Viết nghiệm tổng quát và vẽ đường thẳng biểu diễn...

Câu hỏi 4 trang 6 SBT Toán 9 Tập 2: Phương trình nào sau đây xác định một hàm số dạng...

Câu hỏi 5 trang 6 SBT Toán 9 Tập 2: Phải chọn a và b như thế nào để phương trình...

Câu hỏi 6 trang 6 SBT Toán 9 Tập 2: Vẽ mỗi cặp đường thẳng sau trong cùng một mặt phẳng...

Câu hỏi 7 trang 6 SBT Toán 9 Tập 2: Giải thích vì sao khi M(xo; yo) là giao điểm của hai đường...

Câu hỏi 1 trang 6 SBT Toán 9 Tập 2: Điểm nào sau đây thuộc đường thẳng 3x – 2y = 3...

Câu hỏi 2 trang 6 SBT Toán 9 Tập 2: Trong mỗi trường hợp sau, hãy xác định đường thẳng...

1 1,925 28/03/2022


Xem thêm các chương trình khác: