TOP 35 câu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 10 (Cánh diều 2024) có đáp án: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Bộ 35 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 10.

1 6 10/08/2024


Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản - Cánh diều

Câu 1. Ở nước ta hiện nay, vùng nào sau đây có diện tích nuôi tôm lớn nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Chọn C

Vùng nuôi tôm lớn nhất của nước ta hiện nay là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng với ngành thủy sản của nước ta hiện nay?

A. Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ còn lạc hậu.

B. Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.

C. Chưa hình thành các cơ sở chế biến thủy sản.

D. Các mặt hàng thủy sản chưa được xuất khẩu.

Chọn B

Điều kiện khai thác và nuôi trồng thủy sản hiện nay ở nước ta là

- Nhân dân ta có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ ngày càng được cải thiện và tăng cường đánh bắt xa bờ.

- Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.

Câu 3. Yếu tố nào sau đây thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản ở nước ta hiện nay?

A. Chất lượng môi trường đánh bắt.

B. Khí hậu thuận lợi, vùng biển ấm.

C. Nhu cầu đa dạng của thị trường.

D. Hệ thống các cảng cá, cảng biển.

Chọn C

Yếu tố thúc đẩy sự phát triển của ngành thủy sản ở nước ta trong những năm qua là nhu cầu đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế.

Câu 4. Nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở vùng nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Chọn B

Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, (chiếm 69,8% sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước), đứng thứ hai là vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 17,3% năm 2021).

Câu 5. Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là

A. cà phê, cao su, mía.

B. hồ tiêu, bông, chè.

C. cà phê, cao su, tiêu.

D. điều, chè, thuốc lá.

Chọn C

- Một số cây công nghiệp lâu năm có giá trị ngày càng được mở rộng, hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

- Mía, bông và thuốc lá là cây công nghiệp hàng năm.

Câu 6. Khó khăn chủ yếu của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay không phải là

A. giống vật nuôi năng suất cao ít.

B. nguồn thức ăn còn chưa đảm bảo.

C. dịch bệnh phức tạp và diện rộng.

D. sản phẩm chất lượng chưa nhiều.

Chọn B

Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo (đồng cỏ, sản phẩm ngành trồng trọt, thủy sản, thức ăn công nghiệp). Vì vậy, nguồn thức ăn không còn là khó khăn trong ngành chăn nuôi của nước ta.

Câu 7. Cây điều được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Tây Nguyên.

Chọn C

Với diện tích 175 000 ha hạt điều được trồng khắp toàn tỉnh, Bình Phước (Đông Nam Bộ) được xem là thủ phủ của Hạt Điều Việt Nam với diện tích trồng điều lớn nhất Việt Nam (so với tổng diện tích khoảng 290 000 ha hạt điều trồng khắp Việt Nam.

Câu 8. Một mô hình sản xuất hàng hóa trong ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là

A. hợp tác xã chăn nuôi theo hình thức quảng canh.

B. kinh tế hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ, tự cấp.

C. chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

D. kinh tế hộ gia đình chăn nuôi hướng quảng canh.

Chọn C

Một mô hình sản xuất hàng hóa trong ngành chăn nuôi nước ta là chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

Câu 9. Ven các thành phố lớn hiện nay phát triển mạnh chăn nuôi gia sức lớn nào sau đây?

A. Bò thịt.

B. Bò sữa.

C. Trâu thịt.

D. Ngựa.

Chọn B

Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh gần các thành phố, đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Câu 10. Điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển không phải là

A. thức ăn chăn nuôi đảm bảo.

B. thức ăn công nghiệp nhiều.

C. dịch vụ giống và thú y tốt.

D. dịch bệnh nhiều, thiên tai.

Chọn D

Những điều kiện thúc đẩy ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển là cơ sở thức ăn chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn từ hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp. Đồng thời, các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và đang phát triển rộng khắp.

Câu 11. Ngành chăn của nước ta hiện nay

A. phân bố khá đồng đều ở khắp các vùng.

B. phát triển mạnh ở vùng biển và các đảo.

C. tập trung ở vùng lương thực và đông dân.

D. chỉ phát triển ở đồng bằng và các đô thị.

Chọn C

- Chăn nuôi lợn đòi hỏi nguồn thức ăn quan trọng từ ngành trồng trọt (lương thực thực phẩm).

- Lợn cung cấp nguồn thịt chủ yếu hằng ngày cho người dân ở nước ta.

-> Chăn nuôi lợn tập trung ở vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm và đông dân.

Câu 12. Phát triển cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn là thế mạnh của vùng

A. trung du và đồng bằng.

B. đồng bằng ven biển.

C. miền núi và đồng bằng.

D. trung du và miền núi.

Chọn D

Trung du, miền núi thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn. Ở vùng đồng bằng với địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển các cây ngắn ngày, thâm canh tăng vụ,…

Câu 13. Thiên tai và các loại dịch bệnh là khó khăn trong ngành

A. sản xuất công nghiệp.

B. các hoạt động dịch vụ.

C. sản xuất nông nghiệp.

D. du lịch và thương mại.

Chọn C

Khí hậu thời tiết nước ta mang tính thất thường, thường xảy ra nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán). Khí hậu nhiệt đới ẩm -> dịch bệnh dễ phát sinh và lan rộng -> Gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Câu 14. Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng chủ yếu do

A. đẩy mạnh thâm canh.

B. phát triển quảng canh.

C. đẩy mạnh xen canh.

D. mở rộng đất canh tác.

Chọn A

Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa nước ta tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân

Câu 15. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới nước ta chủ yếu do sự phân hóa của yếu tố tự nhiên nào sau đây?

A. Đất đai.

B. Địa hình.

C. Khí hậu.

D. Sinh vật.

Chọn C

Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới nước ta chủ yếu do sự phân hóa về các yếu tố của khí hậu theo hướng Bắc - Nam; Đông - Tây và theo độ cao.

Câu 16. Yếu tố nào sau đây cho phép trồng trọt quanh năm, áp dụng các công thức luân canh, tăng vụ?

A. Nguồn nước dồi dào.

B. Lượng nhiệt ẩm dồi dào.

C. Tài nguyên đất phong phú.

D. Khí hậu phân hóa đa dạng.

Chọn B

Lượng nhiệt ẩm dồi dào cho phép trồng trọt quanh năm, áp dụng các công thức luân canh, tăng vụ.

Câu 17. Nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay không phải là

A. thịt gà.

B. lúa gạo.

C. cà phê.

D. cao su.

Chọn A

Nền nông nghiệp nhiệt đới tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng, có giá trị xuất khẩu như. hoa quả (thanh long, sầu riêng, nho,…), nông sản (lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, chè, điều,…) -> Để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển thì biện pháp quan trọng hiện nay là đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.

Câu 18. Chăn nuôi gia cầm của nước ta hiện nay

A. số lượng giảm, sản lượng tăng.

B. phát triển mạnh ở vùng đồi núi.

C. phân bố đồng đều khắp các nơi.

D. số lượng ngày càng tăng nhanh.

Chọn D

Do sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến thức ăn nên số lượng gia cầm ở nước ta tăng nhanh. Năm 2021, tổng đàn gia cầm là 524,1 triệu con. Gà được nuôi nhiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long với tỉ trọng lần lượt khoảng 23% và 22% tổng số lượng đàn gà cả nước (năm 2021). Vịt được nuôi nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 19. Việc mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở vùng núi nước ta cần gắn liền với

A. bảo vệ và phát triển rừng.

B. phát triển mạnh thủy lợi.

C. quy hoạch lại vùng dân cư.

D. nâng cao đời sống dân cư.

Chọn A

Việc mở rộng diện tích cây công nghiệp ở vùng núi đồng nghĩa với hoạt động khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên rừng. Do đó cần phải chú ý đến việc bảo vệ và phát triển rừng.

Câu 20. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những loại cây trồng điển hình nào sau đây?

A. Cây dừa, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và xích đạo.

B. Cây cà phê, cao su, cây dược liệu và cây công nghiệp cận nhiệt.

C. Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

D. Cây ăn quả, cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt, cận xích đạo.

Chọn C

Với đặc điểm địa hình cao nhất cả nước (vùng núi Tây Bắc) giúp cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đầy đủ 3 đai khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới núi cao) -> Tạo điều kiện cho vùng phát triển các loài cây ăn quả, dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

Câu 21. Cây rau màu ôn đới được trồng ở Đồng bằng sông Hồng vào vụ nào sau đây?

A. Hạ.

B. Xuân.

C. Thu.

D. Đông.

Chọn D

Vùng Đồng bằng sông Hồng nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa đông bắc nên có một mùa đông lạnh thuận lợi để phát triển rau quả ôn đới vào vụ đông với nhiều sản phẩm ôn đới và cận nhiệt đới như bắp cải, su hào, súp lơ,…

Câu 22. Điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển là

A. cơ sở thức ăn đảm bảo tốt.

B. khí hậu thuận lợi, nhiều vốn.

C. giống vật nuôi năng suất cao.

D. dịch vụ thú y tốt, thị trường.

Chọn A

Ngành chăn nuôi nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào cơ sở thức ăn -> Vì vậy để thúc đẩy chăn nuôi phát triển thì điều kiện quan trọng nhất đảm bảo tốt cơ sở thức ăn.

Câu 23. Một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta là

A. Cà Mau - Kiên Giang.

B. Hải Phòng - Nam Định.

C. Thái Bình - Thanh Hóa.

D. Quảng Ngãi - Bình Định.

Chọn A

Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang.

Câu 24. Tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh cao nhất?

A. Hưng Yên.

B. Bình Dương.

C. Kon Tum.

D. Vĩnh Phúc.

Chọn C

Tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh cao nhất là tỉnh Kon Tum (trên 60%), Vĩnh Phúc (từ 20-40%) còn Hưng Yên và Bình Dương đều dưới 20%.

Câu 25. Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Chọn A

Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 69,8% sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước), đứng thứ hai là vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 17,3% năm 2021).

Câu 26. Ngư trường nào sau đây không được xác định là ngư trường trọng điểm?

A. Cà Mau - Kiên Giang.

B. Thanh Hóa - Nghệ An.

C. Ninh Thuận - Bình Thuận.

D. Hải Phòng - Quảng Ninh.

Chọn B

Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang.

Câu 27. Ở vùng Đồng bằng sông Hồng có ngư trường nào sau đây?

A. Cà Mau - Kiên Giang.

B. Hoàng Sa - Trường Sa.

C. Hải Phòng - Quảng Ninh.

D. Ninh Thuận - Bình Thuận.

Chọn C

Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang.

Câu 28. Yếu tố tự nhiên nào sau đây ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta?

A. Chế độ thủy văn.

B. Điều kiện khí hậu.

C. Địa hình đáy biển.

D. Nguồn lợi thủy sản.

Chọn D

Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta nguồn lợi thủy sản. Ngành đánh bắt thủy sản phát triển mạnh ở những vùng, khu vực có nguồn lợi thủy sản đa dạng, đặc biệt ở các ngư trường trọng điểm như Hoàng Sa - Trường Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận, Quảng Ninh - Hải Phòng,…

Câu 29. Một trong những ngư trường trọng điểm của nước ta là

A. Hải Phòng - Nam Định.

B. Thái Bình - Thanh Hóa.

C. Hoàng Sa - Trường Sa.

D. Quảng Ngãi - Phú Yên.

Chọn C

Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, ngư trường quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang.

Câu 30. Chủ trương nào là chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản ở nước ta?

A. Khuyến nông.

B. Khuyến ngư.

C. Khuyến lâm.

D. Khuyến học.

Chọn B

Khuyến ngư nghĩa là khuyến khích phát triển các ngành nghề liên quan đến ngành thủy sản và người làm nghề biển (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản).

Câu 31. Trong những năm qua, nội bộ ngành nông nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng nào sau đây?

A. Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng.

B. Tỉ trọng ngành trồng trọt tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm.

C. Tỉ trọng ngành trồng trọt tăng và dịch vụ nông nghiệp giảm.

D. Tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm và dịch vụ nông nghiệp tăng.

Chọn A

Cơ cấu nông nghiệp đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.

Câu 32. Việc áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh trong sản xuất lúa nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Tăng nhanh diện tích.

B. Giảm mạnh sản lượng.

C. Nâng cao năng suất.

D. Phòng trừ dịch bệnh.

Chọn C

Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng phổ biến các giống mới nên năng suất lúa nước ta tăng nhanh, nhất là vụ lúa đông xuân.

Câu 33. Các cây công nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là

A. Cà phê, cao su, mía.

B. Lạc, bông, hồ tiêu.

C. mía, lạc, đậu tương.

D. Lạc, cao su, thuốc.

Chọn C

- Cây công nghiệp hàng năm của nước ta phát triển không ổn định, diện tích có xu hướng giảm. Các cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là mía, đậu tương, lạc, bông, đay, cói, dâu tằm,...

- Hồ tiêu, cao su và cà phê là cây công nghiệp lâu năm.

Câu 34. Vùng nào sau đây ở nước ta đứng đầu về diện tích và sản lượng lúa?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Chọn A

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm 53,8% diện tích gieo trồng và 55,5% sản lượng lúa cả nước (năm 2021). Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai của nước ta.

Câu 35. Chăn nuôi lợn, gia cầm tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây của nước ta?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

Chọn C

Chăn nuôi lợn, gia cầm đòi hỏi nguồn thức ăn quan trọng từ ngành trồng trọt (lương thực, thực phẩm). Vì vậy chăn nuôi lợn tập trung ở vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm và đông dân như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Cánh diều có đáp án hay khác:

1 6 10/08/2024