TOP 25 câu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 17 (Cánh diều 2024) có đáp án: Thương mại và du lịch
Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 17: Thương mại và du lịch có đáp án đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 17.
Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 17: Thương mại và du lịch - Cánh diều
Câu 1. Tam giác tăng trưởng du lịch phía Nam gồm có
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau.
B. Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An, Nha Trang.
C. Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa, Cần Thơ.
D. Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt.
Chọn D
Các khu vực có ngành du lịch phát triển, tập trung ở hai tam giác tăng trưởng du lịch là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt và ở dải ven biển.
Câu 2. Mặt hàng xuất khẩu phổ biến của nước ta không phải là
A. Hàng nông sản, lâm sản và thủy hải sản.
B. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, vật liệu).
C. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.
D. Hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp.
Chọn B
Do điều kiện chưa cho phép nên các mặt hàng tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu) không phải là hàng xuất khẩu phổ biến của nước ta. Mặt khác, nước ta phải nhập khẩu các mặt hàng này.
Câu 3. Trung tâm du lịch quốc gia ở nước ta hiện nay không phải là
A. Hà Nội.
B. Huế.
C. Đà Nẵng.
D. Cần Thơ.
Chọn C
Các trung tâm du quốc gia của nước ta gồm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các trung tâm du lịch vùng là Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú Quốc,…
Câu 4. Hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam ở nước ta có thể diễn ra quanh năm do
A. giá dịch vụ khá thấp.
B. nhiều bãi tắm đẹp.
C. cơ sở lưu trú hiện đại.
D. không có mùa đông.
Chọn C
Do vị trí không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên không có mùa đông lạnh -> hoạt động du lịch biển của các tỉnh phía Nam ở nước ta có thể diễn ra quanh năm.
Câu 5. Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là
A. Vịnh Hạ Long và Phong Nha - Kẻ Bàng.
B. Vườn quốc gia Cúc Phương và đảo Cát Bà.
C. Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Bãi đá cổ Sa Pa và Hoàng thành Thăng Long.
Chọn A
Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là Vịnh Hạ Long (công nhận năm 1994 và 2003) và quần thể Phong Nha - Kẻ Bàng (công nhận năm 2003 và 2015).
Câu 6. Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở những vùng có
A. địa hình bằng phẳng.
B. kinh tế chậm phát triển.
C. dân cư tập trung đông.
D. khí hậu ôn hòa, mát mẻ.
Chọn C
Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở những vùng có có dân cư tập trung đông đúc, các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,…
Câu 7. Nội thương của nước ta hiện nay có đặc điểm nào sau đây?
A. Đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
B. Chưa có sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ quốc tế.
C. Phát triển chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp Nhà nước.
D. Các phương thức buôn bán hiện đại ngày càng thu hẹp.
Chọn A
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta tăng nhanh và liên tục. Dự báo trong thời gian tới, mức tăng sẽ nhanh hơn do thị trường trong nước lớn, sức mua tăng lên và thu hút sự tham gia các nhiều thành phần kinh tế (Nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài Nhà nước,…).
Câu 8. Các thị trường lớn của nước ta hiện nay là
A. Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc.
B. Hoa Kì, EU, Trung Quốc.
C. Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản.
D. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma.
Chọn B
Nước ta khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để xuất khẩu vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU,... Các thị trường tiềm năng như Liên bang Nga, Đông Âu, Bắc Âu,... được đẩy mạnh khai thác.
Câu 9. Hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta không phải là
A. hàng điện tử.
B. máy móc.
C. thiết bị hiện đại.
D. nhiên liệu.
Chọn D
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Hàng điện tử, máy tính và linh kiện có trị giá nhập khẩu lớn nhất (năm 2021).
Câu 10. Các trung tâm buôn bán trong nước lớn nhất là
A. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội, Hải Phòng và Cần Thơ.
D. Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Chọn A
Hoạt động nội thương khác nhau giữa các vùng, khu vực. Buôn bán trong nước sôi động nhất ở những vùng kinh tế phát triển như: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm buôn bán trong nước lớn nhất.
Câu 11. Hiện nay, thị trường buôn bán của nước ta được mở rộng theo hướng
A. chú trọng các nước tư bản.
B. đa phương hóa, đa dạng hóa.
C. hạn chế các nước châu Mỹ.
D. chú trọng các nước châu Á.
Chọn B
Hiện nay, thị trường buôn bán của nước ta được mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Hội nhập quốc tế sâu, rộng với nhiều quốc gia trên thế giới.
Câu 12. Nội thương phát triển mạnh nhất ở các vùng
A. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
Chọn B
Hoạt động nội thương khác nhau giữa các vùng, khu vực. Buôn bán trong nước sôi động nhất ở những vùng kinh tế phát triển như: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm buôn bán trong nước lớn nhất.
Câu 13. Di sản thiên nhiên thế giới của nước ta hiện nay là
A. Vịnh Hạ Long.
B. Phố cổ Hội An.
C. Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Hoàng thành Thăng Long.
Chọn A
Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng và Quần thể Danh thắng Tràng An.
Câu 14. Địa điểm du lịch nhân văn nổi tiếng ở nước ta hiện nay là
A. Vịnh Hạ Long.
B. Phố cổ Hội An.
C. Hồ Ba Bể.
D. Động Phong Nha.
Chọn B
- Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể và Phong Nha - Kẻ Bàng là địa điểm du lịch tự nhiên.
- Phố cổ Hội An là địa điểm du lịch nhân văn nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống.
Câu 15. Hồ tự nhiên nào sau đây trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở nước ta hiện nay?
A. Hòa Bình.
B. Dầu Tiếng.
C. Ba Bể.
D. Thác Bà.
Chọn C
Hồ Ba Bể là hồ nước tự nhiên trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở nước ta nằm ở tỉnh Bắc Kạn. Hồ Hòa Bình, Dầu Tiếng và hồ Thác Bà đều là các hồ nhân tạo nhưng cũng đang là điểm tham quan thu hút nhiều du khách.
Câu 16. Tài nguyên du lịch nào sau đây ở nước ta thuộc về nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên?
A. Vịnh Hạ Long.
B. Phố cổ Hội An.
C. Thánh địa Mỹ Sơn.
D. Chùa Bái Đính.
Chọn A
Vịnh Hạ Long thuộc nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên. Các địa danh còn lại (Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Chùa Bái Đính) thuộc nhóm tài nguyên du lịch nhân văn.
Câu 17. Các trung tâm du lịch quốc gia của nước ta là
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hà Nội, Vinh.
B. Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội, Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu.
D. Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội, Đà Lạt.
Chọn B
Các trung tâm du quốc gia của nước ta gồm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các trung tâm du lịch vùng là Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú Quốc,…
Câu 18. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm có
A. Di tích, lễ hội.
B. Di tích, khí hậu.
C. Lễ hội, địa hình.
D. Địa hình, di tích.
Chọn A
- Tài nguyên du lịch tự nhiê gồm có địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.
- Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có lễ hội, làng nghề, ẩm thực, các di tích lịch sử, cách mạng, di sản.
Câu 19. Sự phân hóa lãnh thổ du lịch nước ta phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
A. Tiềm năng du lịch ở các vùng xa.
B. Số lượng du khách đến tham quan.
C. Chất lượng đội ngũ trong ngành.
D. Vị trí địa lí và tài nguyên du lịch.
Chọn D
Sự phát triển du lịch phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên du lịch, khả năng đến với địa điểm đó (vị trí) nên sự phân hóa lãnh thổ du lịch nước ta phụ thuộc vào các yếu tố vị trí địa lí và tài nguyên du lịch.
Câu 20. Vùng nào ở nước ta ngành nội thương còn kém phát triển?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn B
Nội thương phát triển mạnh nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Còn Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ các hoạt động nội thương còn kém phát triển, nhất là các tỉnh Tây Bắc.
Câu 21. Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh không phải là sự phản ánh điều nào sau đây?
A. Sự phục hồi, phát triển của sản xuất.
B. Việc đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
C. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.
D. Người dân dùng hàng ngoại xa xỉ.
Chọn D
Kim ngạch nhập khẩu tăng lên khá mạnh phản ánh sự phục hồi, phát triển của sản xuất, việc đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng.
Câu 22. Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ do
A. có nhiều bãi tắm đẹp.
B. dân cư kinh nghiệm.
C. nguồn đầu tư rất lớn.
D. vị trí địa lí thuận lợi.
Chọn A
Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ do khu vực này có nhiều bãi tắm đẹp, rộng. Đồng thời, cũng không chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc nên du lịch biển có thể hoạt động quanh năm (đại đa số các bãi tắm).
Câu 23. Hoạt động du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. mạo hiểm.
B. nghỉ dưỡng.
C. sinh thái.
D. văn hóa.
Chọn C
Hoạt động du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là du lịch sinh thái. Do vùng có hệ thống sông nước, rừng, miệt vườn, biển đảo nên thích hợp với du lịch sinh thái.
Câu 24. Hạn chế lớn nhất đối với các mặt hàng xuất khẩu là
A. lợi nhuận ít do giá thành rẻ.
B. tỉ trọng hàng gia công lớn.
C. số lượng sản phẩm chưa nhiều.
D. chất lượng sản phẩm chưa cao.
Chọn B
Hạn chế lớn nhất đối với các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay là tỉ trọng các mặt hàng gia công còn lớn.
Câu 25. Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là
A. thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.
B. có nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
C. tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.
D. nhiều bạn hàng lớn như Hoa Kì và Đức.
Chọn C
Tổng kim ngạch xuất khẩu là thước đo quy mô xuất khẩu -> Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Cánh diều có đáp án hay khác: