TOP 25 câu Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 17 (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án: Một số ngành công nghiệp

Bộ 25 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 17: Một số ngành công nghiệp có đáp án đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 17.

1 149 12/08/2024


Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 17: Một số ngành công nghiệp - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây của nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Chọn A

Công nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đây là các vùng thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất sản phẩm điện tử từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po.

Câu 2. Các nguồn nhiên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay là

A. sức gió, thủy triều, than.

B. than, dầu khí, thủy năng.

C. than, dầu khí, địa nhiệt.

D. thủy triều, dầu khí, gió.

Chọn A

Các nguồn nhiên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện (than, dầu khí) và từ các nhà máy thủy điện. Các nguồn năng lượng khác (gió, thủy triều,…) chưa phát triển.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp sản xuất điện tử, máy vi tính?

A. Là ngành xuất hiện muộn ở nước ta.

B. Cơ cấu ngành đa dạng và phong phú.

C. Tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị lớn.

D. Phân bố đồng đều ở tất cả các vùng.

Chọn D

Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính là ngành xuất hiện muộn hơn so với các ngành công nghiệp khác với cơ cấu của ngành rất đa dạng. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại (trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, dữ liệu lớn,...) nên ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đem lại giá trị kinh tế lớn và có tác động mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta.

Câu 4. Tỉnh nào sau đây có các nhà máy điện mặt trời lớn hiện nay?

A. Quảng Bình.

B. Hải Dương.

C. Ninh Thuận.

D. Thanh Hóa.

Chọn C

Điện mặt trời, điện gió phát triển chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Các địa phương có các nhà máy điện mặt trời lớn hiện nay là Ninh Thuận, Đắk Lắk,... Các địa phương phát triển điện gió mạnh là Đắk Lắk, Bạc Liêu, Cà Mau,...

Câu 5. Công nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính tập trung nhiều nhất ở các vùng nào sau đây của nước ta?

A. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

B. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

Chọn C

Công nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đây là các vùng thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất sản phẩm điện tử từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po.

Câu 6. Bể trầm tích nào sau đây có trữ lượng dầu khí lớn nhất ở nước ta?

A. Sông Hồng.

B. Phú Khánh.

C. Thổ Chu - Ma-lay.

D. Nam Côn Sơn.

Chọn D

Bể trầm tích Nam Côn Sơn có trữ lượng dầu khí vào loại lớn nhất ở nước ta và có ưu thế về khí. Trong tổng số các bể trầm tích thì bể trầm tích Nam Côn Sơn và bể trầm tích Cửu Long có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác.

Câu 7. Ngành công nghiệp nào sau đây được ưu tiên đi trước trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay?

A. Khai thác, chế biến dầu.

B. Chế biến nông, thuỷ sản.

C. Công nghiệp điện lực.

D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Chọn C

Phát triển công nghiệp điện lực đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm,… phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Câu 8. Hệ thống lưới điện 500 kV với tuyến chính kéo dài từ

A. Điện Biên đến An Giang.

B. Lai Châu đến Đà Nẵng.

C. Điện Biên đến Long An.

D. Lai Châu đến Cần Thơ.

Chọn D

Cả nước có hai hệ thống lưới điện chính: hệ thống lưới điện 500 kV với tuyến chính kéo dài từ Lai Châu đến Cần Thơ; hệ thống lưới điện 220 kV kết nối hầu hết các tỉnh trong nước.

Câu 9. Than nâu của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn B

Than nâu phân bố chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 10. Các địa phương nào sau đây phát triển điện gió mạnh?

A. Đắk Lắk, Bạc Liêu.

B. Long An, Đồng Nai.

C. Yên Bái, Ninh Bình.

D. Lâm Đồng, Gia Lai.

Chọn A

Điện mặt trời, điện gió phát triển chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Các địa phương có các nhà máy điện mặt trời lớn hiện nay là Ninh Thuận, Đắk Lắk,... Các địa phương phát triển điện gió mạnh là Đắk Lắk, Bạc Liêu, Cà Mau,...

Câu 11. Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta là

A. Hồng Ngọc.

B. Rạng Đông.

C. Rồng.

D. Bạch Hổ.

Chọn D

Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta là mỏ Bạch Hổ.

Câu 12. Sản xuất, chế biến thực phẩm là ngành được phát triển từ lâu đời không dựa vào

A. nhu cầu trong nước.

B. nguồn nguyên liệu.

C. mặt hàng xuất khẩu.

D. ít chịu thiên tai.

Chọn D

Sản xuất, chế biến thực phẩm là ngành được phát triển từ lâu đời dựa vào nguồn nguyên liệu dồi dào, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Câu 13. Than đá tập trung chủ yếu ở

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Chọn A

Than trên phần đất liền Việt Nam phân bố ở 6 bể than chính là Đông Bắc, An Châu (Bắc Giang), Lạng Sơn, Sông Hồng, Nông Sơn (Quảng Nam), sông Cửu Long, trong đó bể than Đông Bắc có trữ lượng 5,1 tỉ tấn, bể than Sông Hồng có trữ lượng 41,9 tỉ tấn.

Câu 14. Than được khai thác tập trung chủ yếu ở

A. Thái Nguyên.

B. Bắc Giang.

C. Quảng Ninh.

D. Lạng Sơn.

Chọn C

Than được khai thác tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn được khai thác ở các tỉnh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang,...

Câu 15. Than khai thác của nước ta hiện nay

A. chỉ được sử dụng nội tỉnh và nhiệt điện.

B. phục vụ công nghiệp điện và xuất khẩu.

C. phát triển mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ.

D. phân bố khá đồng đều ở khắp các vùng.

Chọn B

Than khai thác chủ yếu phục vụ công nghiệp nhiệt điện và xuất khẩu.

Câu 16. Than đá của nước ta tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?

A. Thái Nguyên.

B. Cao Bằng.

C. Quảng Ninh.

D. Ninh Bình.

Chọn B

Than đá (antraxit) của nước ta phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh.

Câu 17. Hai bể trầm tích có trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là

A. Bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

B. Bể Hoàng sa và bể Trường sa.

C. Bể Ma-lay - Thổ Chu, Sông Hồng.

D. Bể sông Hồng và bể Phú Khánh.

Chọn A

Hai bể trầm tích có triển vọng về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

Câu 18. Nhà máy nhiệt điện nào sau đây chạy bằng khí?

A. Phả Lại.

B. Na Dương.

C. Phú Mỹ.

D. Uông Bí.

Chọn C

Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở nước ta là Phả Lại (trên 1000MW); Na Dương, Uông Bí, Ninh Bình đều có công suất dưới 1000MW. Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ chạy bằng khí từ bể trầm tích Nam Côn Sơn.

Câu 19. Than bùn tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn D

Than bùn tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt khu vực U Minh (Kiên Giang, Cà Mau).

Câu 20. Việc khai thác dầu thô ở nước ta hiện nay chủ yếu để

A. nhiên liệu nhà máy điện.

B. xuất khẩu thu ngoại tệ.

C. nguyên liệu cho nhà máy.

D. phục vụ công nghiệp.

Chọn B

Sản lượng dầu mỏ của nước ta ngày càng tăng và nước ta là một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhưng nước ta chủ yếu xuất khẩu dầu thô.

Câu 21. Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là

A. than.

B. dầu.

C. khí.

D. gió.

Chọn A

Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là khoáng sản than. Than ở miền Bắc tập trung 90% ở tỉnh Quảng Ninh với trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn và cho nhiệt lượng 7 000 - 8 000 calo/kg.

Câu 22. Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu và khí ở nước ta phân bố chủ yếu ở

A. miền nam.

B. miền bắc.

C. miền trung.

D. khắp nơi.

Chọn A

Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu và khí ở nước ta phân bố chủ yếu ở khu vực miền nam với một số nhà máy nhiệt điện khí lớn điển hình như: Phú Mỹ 1 có công suất lớn nhất (1 140 MW), Cà Mau 1 (771 MW), Nhơn Trạch 2 (750 MW), Ô Môn 1 (660 MW),...

Câu 23. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu ở nước ta là

A. than nâu.

B. than bùn.

C. khí đốt.

D. dầu mỏ.

Chọn D

Dầu khí nước ta có trữ lượng vài tỉ tấn, sản lượng khai thác tăng liên tục. Với giá trị lớn (được ví như vàng đen) -> dầu mỏ (dầu thô) là mặt hàng chủ lực trong hoạt động xuất khẩu ở nước ta, thu nhiều ngoại tệ.

Câu 24. Điện mặt trời, điện gió phát triển chủ yếu ở

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Chọn A

Điện mặt trời, điện gió phát triển chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Các địa phương có các nhà máy điện mặt trời lớn hiện nay là Ninh Thuận, Đắk Lắk,... Các địa phương phát triển điện gió mạnh là Đắk Lắk, Bạc Liêu, Cà Mau,...

Câu 25. Phát biểu nào sau đây đúng với ngành công nghiệp sản xuất giày, dép ở nước ta hiện nay?

A. Là ngành truyền thống lâu đời, chất lượng được cải thiện.

B. Xuất hiện muộn so với các ngành khác và cơ cấu đa dạng.

C. Hình thành và phát triển từ lâu; tốc độ tăng trưởng nhanh.

D. Phát triển nhanh và có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Chọn D

Từ năm 2000 đến nay, công nghiệp sản xuất giày, dép ở nước ta phát triển nhanh nhờ những điều kiện thuận lợi về lao động, thị trường, nguyên liệu,… các sản phẩm giày, dép trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước. Công nghệ in 3D cũng đang được ứng dụng vào sản xuất giày dép.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

1 149 12/08/2024